Thuốc có thể làm thay đổi chức năng gan, tổn thương gan, biểu hiện bằng các triệu chứng lâm sàng, dẫn đến tàn phế, đe dọa tính mạng. Việc gây hại cho gan của thuốc còn phụ thuộc vào loại thuốc, khả năng tự hồi phục gan của người bệnh. Mặc dù tỷ lệ này nhỏ nhưng không thể xem thường…
Thuốc có thể làm thay đổi chức năng gan, tổn thương gan, biểu hiện bằng các triệu chứng lâm sàng, dẫn đến tàn phế, đe dọa tính mạng. Việc gây hại cho gan của thuốc còn phụ thuộc vào loại thuốc, khả năng tự hồi phục gan của người bệnh. Mặc dù tỷ lệ này nhỏ nhưng không thể xem thường…
Mặc dù tăng nồng độ men gan aminotransferase là dấu hiệu phản ánh tổn thương gan nhưng đây không phải là căn cứ “dự báo” hay “chỉ điểm” độc tính trầm trọng. Bởi vì gan có khả năng thích ứng, hồi phục. Ví dụ, lần đầu dùng thuốc chống lao isoniazid thấy tăng aminotransferase, nhưng những lần sau có khi không lặp lại. Trên súc vật, statin làm tăng aminotransferase gây tổn thương gan nặng, nhưng trên người hiếm khi gây độc gan đáng kể trên lâm sàng. Trong khi đó, các triệu chứng mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, khó chịu ở hạ sườn phải, nước tiểu sậm màu… lại là những bằng chứng đầu tiên của độc tính gan. Thiếu sót phổ biến là có lúc “cảnh giác quá mức” khi thấy sự tăng aminotransferase (do phòng xét nghiệm cung cấp) nhưng lại quên dặn người bệnh báo cáo ngay những bằng chứng đầu tiên của độc tính gan để xử lí. Tất nhiên, cũng có trường hợp cả hai điều này xảy ra cùng lúc nhưng dẫu sao thì người bệnh vẫn có điều kiện quan sát các triệu chứng lâm sàng ban đầu hơn và việc căn dặn người bệnh là cần thiết.
Xác định tổn thương gan do thuốc cần xét nghiệm, quan sát lâm sàng, xem xét các điều kiện liên quan. Do vậy, không phải tuyến nào cũng làm được.
Thuốc nào gây tổn thương gan?
Mỗi thuốc gây ra một kiểu tổn thương gan nhất định. Dựa vào đó, người ta phân loại ra từng nhóm cho dễ nhận biết. Dưới đây là các nhóm thuốc gây độc cho gan thường gặp:
Nhóm gây tổn thương tế bào gan (tăng alanin aminotranferase): bao gồm các thuốc kháng khuẩn, nấm (ketoconazol, tetracyclin, trovafloxacin), chống lao (isoniazid, rifampicin, pyrazinamid), chữa tăng huyết áp (lisinopril, losartan, amiodaron), giảm đau chống viêm (paracetamol, allopuriol, các kháng viêm không steroid), chống tiết acid (omeprazol), trầm cảm (fluoxetin, proxetin, sertralin), chống mỡ máu (statin), thuốc chống béo (bupropion)…
Mỗi loạn thuốc gây ra một kiểu tổn thương gan, mật nhất định. |
Nhóm thuốc làm tắc mật (tăng alkalinphophatase+tăng bilirubim toàn phần), bao gồm các thuốc kháng khuẩn, nấm (amoxicilin+acid clavulanic, erythromycin, terbinafin), tâm thần (chlopromazin, mirtarazin, trầm cảm ba vòng), chống dị ứng (phenothiazin), tăng huyết áp (irbesartan), chống cục máu đông (chlopidogen), thuốc chứa estrogen (viên tránh thai, estrgoen), steroid đồng hóa…
Nhóm vừa làm tổn thương tế bào gan vừa làm tắc mật (cùng lúc làm tăng alanin aminotranferase và alkalinphophatase), bao gồm các thuốc kháng sinh (clindamycin, bactrim, sulfonamid, nitrofurantoin), chống động kinh (phenobarbital, phenytoin, carbamazepin), chữa tăng huyết áp (catopril, enalapril,verapamil), chống trầm cảm (amitriphtylin, trazodon), chống dị ứng (cyproheptadin), chữa ung thư tuyến tiền liệt (flutamid)…
Việc chia nhóm chỉ là tương đối. Cách gây độc cho gan của từng loại thuốc còn phức tạp hơn nhiều. Có thể bao gồm một hay cùng lúc nhiều cách như phá vỡ màng tế bào, làm tế bào chết, tạo ra các phức mới, gây ra các phản ứng miễn dịch, ức chế chuyển hóa thuốc của tế bào, gián đoạn các bơm vận chuyển dẫn đến tắc mật…
Biểu hiện độc trên gan phụ thuộc rất nhiều yếu tố: người lớn và phụ nữ hay gặp hơn là trẻ em, nam giới. Béo phì, suy dinh dưỡng hay gặp hơn người không có các bệnh này. Người có tính đa hình di truyền (biến đổi di truyền) thường dễ mắc hơn. Uống rượu trong một số trường hợp làm tăng độc tính gan của thuốc. Ví dụ uống rượu làm cạn kiệt nguồn gluthation (một chất làm chuyển hóa paracetamol) nên làm tăng độc tính gan của paracetamol. Nhưng cũng cần phân biệt có trường hợp rượu lại là thủ phạm chính chứ không phải là thuốc.
Khắc phục như thế nào?
Việc tăng men gan chưa hẳn là đã chuyển thành tổn thương gan. Vì vậy, khi mới chỉ enzym gan tăng, không nhất thiết phải ngừng thuốc nhưng cần theo dõi chặt chẽ. Khi có các biểu hiện lâm sàng: vàng da, suy gan cấp, phải ngừng thuốc ngay để tránh các diễn biến nghiêm trọng. Kết hợp cả hai yếu tố là cách tốt nhất để rút ra cách xử lí phù hợp. Đối với một thuốc đã gây độc thì nhất thiết không thử dùng lặp lại. Dùng lặp lại sẽ tổn thương tái phát nặng hơn.
Độc tính tổn thương tế bào gan cấp thường gặp là mệt mỏi, đau bụng, vàng da, đặc biệt, sự kéo dài và kèm theo bệnh não là một biểu hiện rất nặng, cần phải điều trị tại bệnh viện. Một thuốc chỉ gây độc cho gan ở liều xác định (thường cao gấp nhiều lần liều thường dùng và do dùng kéo dài), vì vậy, chỉ dùng thuốc theo liều lượng và thời gian cho phép.
Cần biết rõ rằng việc dự đoán xảy ra cũng như dự đoán thời gian, độ nặng độc tính gan do thuốc trên từng người bệnh rất khó. Nên với những thuốc đã nằm trong danh mục gây độc cho gan, dù dùng với người bình thường cũng phải cảnh giác.
DS. Vũ Trung Hải
Nguồn: suckhoedoisong.vn
Chưa có bình luận.