Thứ Tư, 23/05/2018 | 15:45

Dây thần kinh tọa là một dây thần kinh dài nhất cơ thể, trải dài từ phần dưới thắt lưng đến tận ngón chân. Dây thần kinh tọa chi phối các động tác của chân, góp phần làm nên các động tác đi lại, đứng ngồi của hai chân.

Đau dây thần kinh tọa là gì?

Đau thần kinh tọa là tình trạng đau lưng, do dây thần kinh hông (thần kinh tọa) bị chèn ép hoặc tổn thương. Dây thần kinh hông chạy từ sau lưng dưới tới mặt sau của hai chân. Khi dây thần kinh hông bị chèn ép hoặc bị tổn thương nó có thể gây đau ở vùng lưng dưới, cảm giác đau thường lan tới hông, mông và chân.

Khắc phục đau thần kinh tọa bằng đông y

Ảnh minh họa

Triệu chứng, biểu hiện đau thần kinh tọa

Khắc phục đau thần kinh tọa bằng đông y

– Cảm giác đau lan từ lưng xuống, lệch sang một bên mông, xuống đùi, gót chân. Hoặc thấy đau ngược lại, từ gót chân lên.

– Nhói lưng khi ho, khi hắt xì hơi, khi cười.

– Cột sống cứng, bị đau khi nghiêng người, chỉ cần chuyển dịch một chút cũng đau.

– Có thể thấy teo cơ bên chân đau nếu tình trạng đau kéo dài.

– Làm động tác cúi người xuống không được vì đau.

– Tùy theo tổn thương của rễ thần kinh mà người bệnh sẽ gặp một số triệu chứng khác nhau như: Không nhấc được gót chân hay mũi chân, ảnh hưởng đến khả năng đi lại, dần dần xuất hiện teo cơ đùi, mông, cẳng chân bên tổn thương.

– Chân tê bì, đau nhức, mất cảm giác, mất phản ứng đại tiểu tiện.

– Trong một số trường hợp nặng, đau thần kinh tọa thường kèm theo triệu chứng rối loạn đại tiểu tiện (bí tiểu, hoặc tiểu không tự chủ, hoặc táo bón…).

Các biến chứng nguy hiểm do đau thần kinh tọa?

–  Nếu không được theo dõi và trị đau thần kinh tọa kịp thời, bệnh có thể chuyển nặng, những cơn đau sẽ có cường độ và tần suất tăng dần, gây ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt hàng ngày, hạn chế khả năng lao động. Cơn đau thường khiến người bệnh mất ngủ, gây nên cáu bẳn, mệt mỏi, khiến chất lượng cuộc sống suy giảm.

–  Khi bệnh đã tiến triển trong thời gian dài còn có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm như làm mất cảm giác và khả năng kiểm soát các hoạt động của bàn chân, gây teo các cơ dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa, đại tiểu tiện mất tự chủ và thậm chí có thể dẫn tới vẹo cột sống, mở bàng quan hay thậm chí là tàn phế.

Khắc phục đau thần kinh tọa bằng đông y

                                                         ảnh minh họa

Nguyên nhân gây bệnh thần kinh tọa?

–        Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng được cho là nguyên nhân chính gây đau thần kinh tọa. Sở dĩ như vậy bởi vì đĩa đệm cột sống lúc này mất tính đàn hồi, trở nên khô ráp và có thể rách hoặc nứt gây ra tình trạng thoát vị đĩa đệm, khiến các dây thần kinh vùng cột sống thắt lưng bị chèn ép, tổn thương. Từ đó, hình thành nên các cơn đau thần kinh tọa.

–        Các dị dạng bẩm sinh như gai đôi cột sống hay thoái hóa cột sống, viêm cột sống dính khớp, viêm xương khớp, hẹp ống cột sống, ung thư cột sống, các chấn thương hay bị nhiễm trùng xương khớp cũng khiến các dây thấn kinh tọa bị tổn thương gây ra các cơn đau dai dẳng.

–        Yếu tố nghề nghiệp cũng có ảnh hưởng đến các cơn đau thần kinh tọa. Đối với những công việc thường đứng hoặc ngồi lâu một chỗ trong thời gian dài hay lao động nặng quá mức, sai tư thế… khiến cột sống và các dây thần kinh phải chịu áp lực, lâu ngày thúc đẩy bệnh phát triển.

Nguyên nhân gây ra bệnh đau thần kinh tọa theo Y học cổ truyền.

–        Do phong hàn, phong nhiệt, hoặc thấp nhiệt: khi thể trạng yếu, cơ quan chức năng suy giảm, thừa lúc cơ thể suy yếu xâm nhập vào các kinh bàng quang và đởm, làm cho 2 kinh này bị rối loạn. Khí hóa trong cơ thể mất cân bằng gây ứ trệ làm bí tắc các kinh lạc, khí huyết lưu thông kém mà gây nên tình trạng viêm đau.

–        Do những chấn thương ở cột sống chèn ép rễ thần kinh: làm ứ khí huyết ở 2 kinh bàng quang và đởm, kinh hoạt bị bí tắc khí huyết lưu thông kém gây tình trạng viêm đau. Nếu để lâu dài có thể ảnh hưởng trực tiếp tới chức năng của Can và Thận

Trị đau thần kinh tọa theo Đông Y.

Muốn trị triệt để bệnh đau thần kinh tọa thì phải trị vào nguyên nhân gây ra bệnh, để bệnh không tái phát nhiều lần và trở thành bệnh mãn tính. Dựa trên nguyên nhân gây bệnh, Đông y đưa ra phương pháp trị bệnh phải dựa trên nguyên tắc: thông kinh tọa lạc, hành khí hoạt huyết, khu phong trừ thấp.

Nguồn: SKDS

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook