Các nhà khoa học tại Anh và Mỹ đã phát hiện thuốc lá có thể gây ra hàng trăm biến đổi ADN.
Nghiên cứu đăng trên Tạp chí Science được thực hiện bởi một nhóm quốc tế, trong đó có Viện Wellcome Trust Sanger ở Cambridgeshire (Anh) và Phòng thí nghiệm quốc gia Los Alamos ở New Mexico (Mỹ).
Các phân tích cho thấy mối liên quan trực tiếp giữa số điếu thuốc một người hút trong đời và số lượng đột biến trong ADN của khối u.
Một người hút 20 điếu thuốc lá mỗi ngày có thể gây ra biến đổi ADN của nhiều cơ quan như thanh quản, gan, miệng, bàng quang. Ảnh: PA.
Những người hút 20 điếu thuốc lá mỗi ngày có trung bình 150 đột biến trong mỗi tế bào phổi mỗi năm.
Những biến đổi ADN này là vĩnh viễn và tồn tại ngay cả khi con người dừng việc hút thuốc.
Trung bình, hút một gói thuốc lá mỗi ngày dẫn đến biến đổi:
150 tế bào phổi
97 tế bào ở thanh quản
23 tế bào trong miệng
18 tế bào trong bàng quang
6 tế bàoở gan
Tác giả chính của nghiên cứu – Giáo sư Mike Stratton – Viện Sanger Wellcome Trust, cho biết: “Những đột biến có thể làm chuyển đổi một tế bào bình thường thành một tế bào ung thư”.
Các nhà nghiên cứu nói rằng trong các mô như phổi tiếp xúc trực tiếp với khói thuốc, họ có thể tìm thấy những dấu hiệu gây đột biến của các hóa chất trong khói thuốc lá, trong đó ít nhất 60 chất gây ung thư.
Tuy nhiên, họ không thể tìm thấy mô hình tương tự trong các mô như bàng quang khi không trực tiếp tiếp xúc với thuốc lá.
Giáo sư Stratton nói rằng việc hút thuốc dường như đang làm gia tăng quá trình đột biến tự nhiên của các cơ quan trong cơ thể, nhưng nó đã làm điều này như thế nào thì vẫn còn là điều “bí ẩn và phức tạp”.
Tiến sĩ David Gilligan, bác sĩ tư vấn chuyên khoa tại Bệnh viện Papworth, cho biết thêm: “150 đột biến trong tế bào mỗi năm tương ứng với 150 cơ hội cho bệnh ung thư phổi phát triển”.
Nguyễn Thao
Nguồn: Zing
Chưa có bình luận.