Chủ Nhật, 17/07/2016 | 16:00

Cha mẹ khi nuôi dạy, uốn nắn một mầm non không nên chỉ dựa vào cảm xúc nhất thời – cha/mẹ cho là đúng hoặc không đúng – mà cần phải am hiểu sâu xa hành vi, tâm lí vốn tự nhiên của trẻ mà điều chỉnh cách ứng xử của mình.

Theo tamlyhoctoipham, hiểu được5 hiệu ứng vốn là bản chất của trẻ em dưới đây, cha/mẹ xem như là đã thật sự hiểu conmột phần nào đó:

Hiểu và dạy trẻ tốt hơn với 5 hệu ứng tâm lý thường gặp

Hiệu ứng Hawthorne

Tại công xưởng Hawthorne, ngoại ô bang California (Mỹ), công nhân thường xuyên bất bình với ban quản trị nên tình hình sản xuất luôn bấp bênh. Sau đó, người ta mờimột vị chuyên gia tâm lí đến công xưởng, nói chuyệ với 20.000 công nhân trongmột thời gian. Sau đó, tình hình sản xuất được cải thiện và gia tăng đáng kể. Nguyên nhân của nó là do những công nhân đã được lắng nghe và tâm sự những điều không phải dễ để nói ra, dẫn đến những bất mãn thể hiện trong quá trình lao động của họ.

Cha/mẹ cũng như những người trực tiếp giám sát con cái và nhiều khi, tình yêu vô bờ bến khiến cha mẹ quên mất việc lắng nghe những tâm sự nhỏ bé, chân thật của con. Trung hòa sự bảo bọc của cha mẹ và ước mơ của con sẽ là 1 điều tuyệt vời.

Hiệu ứng quá giới hạn

Tác gia nổi tiếng của Mỹ- Mark Twain trong buổi nghe mục sư giảng trong nhà thờ đã thấy rất hứng thú và muốn quyên gópmột số tiền lớn. Tuy nhiên, hứng khởi giảm dần sau 10 phút khi ông thấy không còn mấy hứng thú và chỉ muốn quyên gópmột ít tiền lẻ.

Càng về sau, bài giảng cứ dài mãi không kết thúc nên ông quyết định không quyên góp nữa. Đây gọi là hiệu ứng quá giới hạn khi tinh thần con người bị áp bức với cường độ mạnh trong thời gian dài. Từ đó, trong đầu ta chỉ xuất hiện ý nghĩ phản kháng, chạy trốn.

Trong giáo dục gia đình, những lời khiển trách không nên đi quá giới hạn của nó. Việc nhắc đi nhắc lại lỗi lầm của con sẽ khiến chúng bức bối, khiến chúng có suy nghĩ xả giận, trả thù bằng cách lặp lại lỗi lầm đó. Tâm lí chán nản khi cứ bị lỗi lầm đeo bám sẽ khiến trẻ hành động tiêu cực. Vì thế, nên áp dụng qui tắc “lỗimột lần- phạtmột lần”, nếu trẻ lặp lại thì nên chọn góc độ khác nhau để xử lí, khuyên răn.

Hiệu ứng Westerners

Nhà tâm lí học Westerners cómột câu chuyện ngụ ngôn rằng: cómột đám trẻ mỗi ngày đều chơi đùa ồn ào trước nhàmột ông lão khiến ông rất khó chịu. Hôm sau, ông ra và cho đám trẻ 10 đồng và bảo chúng hãy tiếp tục chơi trước nhà mình. Đám trẻ có tiền vui sướng và càng chơi đùa hơn nữa. Ngày kế theo ông cũng ra và cho đám trẻ chỉ 5 đồng và khiến chúng ít mừng rỡ hơn. Ngày kế tiếp ông cũng làm vậy nhưng chỉ cho chúng 2 đồng. Đám trẻ thắc mắc rằng chúng đã chơi đùa rất vất vả nhưng lại nhận về tiền công ngày càng ít đi. Và ngày kế tiếp chúng không còn chơi trước nhà ông nữa.

Hành động của ông lão chính là biến đổi niềm vui được vui chơi bên trong chúng thành niềm vui được trả công ở bên ngoài. Chính vì nắm được niềm vui bên ngoài của chúng bằng cách chi tiền, ông đã nắm thóp được lũ trẻ.

Câu chuyện liên quan đến cơ chế thưởng- phạt mà cha mẹ nên áp dụng đối với cha mẹ. Mức thưởng nên tăng dần nếu trẻ có biểu hiện tốt dần. Nếu cha mẹ không để ý, lâu dần con trẻ sẽ mất niềm tin vào việc cố gắng nỗ lực không ngừng vì trẻ thấy nỗ lực của mình không được trân trọng.

Hiệu ứng gió nam

Gió nam và gió bắc thi với nhau xem ai sẽ thổi bay chiếc áo lạnh mà người đi đường đang mặc. Gió bắc ra sức thổi những làn gió thật mạnh, bất ngờ, lạnh toát để chiếc áo rơi ra. Nhưng nỗ lực ấy không thành vì gió càng lạnh người đi đường càng ra sức níu chiếc áo mạnh hơn.

Trong khi đó, gió nam chọn cách thổi những cơn gió nhẹ nhàng, thư thả, nhường chỗ cho những tia nắng mặt trời ấm áp đan xen. Người đi đường vì thế mà cảm thấy dễ chịu, cởi áo khoác ra để tận hưởng cả những tia nắng và cả những làn gió mát lạnh. Gió nam đã đánh bại gió bắc hoàn toàn.

Qui luật “cương- nhu” này vô cùng hữu hiệu trong nuôi dạy con trẻ. Mặc dù mục đích của cha mẹ là hướng con theo lời dạy của mình nhưng không nên vì thế mà bất chấp cưỡng chế con. Chọn cách dạy con thích hợp, vừa bắt ép vừa thả tự do cho con trong khuôn khổ nhất định sẽ giúp cha mẹ nhanh chóng đạt được mục đích hơn.

Hiệu ứng ngưỡng vào

Có 1 thực tế mà ai cũng phải công nhận rằng khi ta nhờ vả ai 1 việc gì đó, nếu từ đầu đã đặt những mục tiêu quá cao, quá khó thì rất dễ nhận được lời từ chối.

Ngược lại, nếu ban đầu, bạn đưa ra những yêu cầu nhỏ, dễ thì người nhận sẽ dễ dàng thực hiện. Sau đó, hãy nâng dần mức độ công việc khi họ đã nhập cuộc, bạn sẽ đạt được mục tiêu. Đây gọi là hiệu ứng ngưỡng vào, khá giống việc đánh lừa 1 ai đó.

Nhưng thực ra, thực hiện hiệu ứng này là bạn đã trực tiếp hướng dẫn con trẻ đi theomột lộ trình hoàn hảo để từng bước vừa hoàn thiện mục tiêu vừa đánh lừamột cách ngoạn mục tâm lí e dè, lo ngại khi đương đầu với khó khăn.

T.N (T/H)

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook