Tràn đầy niềm tin vào y học thế giới, Phạm Sỹ Long cũng vẫn chuẩn bị đón tình huống xấu nhất; đó là anh có thể chết và khi đó sẽ hiến tặng toàn thân cho y học.
Không thỏahiệp với số phận
14 năm nay, Phạm Sỹ Long chỉ có thể nằm liệt một chỗ và phải nhờ người chăm sóc hàng ngày. Tai nạn nghiệt ngã xảy ra với Long khi mới 16 tuổi. Do nghịch ngợm trèo cây mà anh không may bị ngã từ trên ngọn cây cắm đầu xuống đất. Cú ngã đó khiến cho Long bị đứt 2 đốt sống cổ, gãy một loạt răng. Anh đã điều trị tại bệnh viện Việt Đức 2 ngày 3 đêm nhưng sau đó được bác sĩ cho về với lý do không thể chạy chữa. Bác sĩ cho hayanh có thể sống được tới 80 tuổi nhưng chỉ nằm bất động một chỗ và phụ thuộc rất lớn vào người chăm sóc.
Phạm Sỹ Long ký vào lá đơn xin được hiến đầu để ghép vào thân hình khác.
Sau đó, Long được gia đình đưađi Bắc Ninh chữa trị thuốc Nam mất gần một tháng nhưng kết quả cũng không khả quan hơn. Mọi sự chăm sóc, sinh hoạt của chàng trai đều phụ thuộc vào mẹ. Đã có lúc Long nghĩ tới cái chết để giải phóng bản thân và đỡ gánh nặng cho gia đình. Anh đã lên kịch bản cái chết cho chính mình bằng cách uống thuốc ngủ, thắt cổ… Nhưng thân thểtàn phế không cho phép Long thực hiện suy nghĩ dại dột nhất thời ấy.
Không chấp nhận là người tàn phế, Long đã quyết tâm học cầm bút bằng miệng. Nhớ về những ngày đầu tiên học viết bằng miệng, anh vẫn không khỏi xúc động: “Lần đầu tiên cầm bút bằng miệng, cây bút bị rơi liên tục do không đủ độ chắc. Trong suốt một tuần đầu tập viết, mình đã không ăn được cơm vì miệng bị phồng rộp”.
Sau 4 năm kiên trì tập viết, Long đã viết chữ thành thạo như người dùng tay cầm bút viết. Anhcũng đã tìm được niềm vui trong nghệ thuậtvàbắt đầu viết nhật ký, sáng tác thơ, vẽ tranh bằng miệng. 8 năm chuyên cần sáng tác, Long có 180 bài thơ và hàng ngàn trang nhật ký.
Tia hy vọng nhen nhóm
Trong một lần tình cờ, anh biết được thông tin về ca ghép đầu vào thân hình người khác quamột người quen. Khi nghe thông tin này anh không tin, sau đó anh có vào Google tìm hiểu và biết thông tin đó là có thật.
“Biết được thông tin đó là thật mình mừng lắm. Mình đã tìm mọi cách để liên lạc với Trung tâm hiến tạng Bệnh viện Việt Đức để xin được hiến đầu. Mình mong muốn có một phép màu xảy ra và mình cóthể được tái sinh một lần nữa”, Long nói.
Nhờ những tấm lòng hảo tâm, Phạm Sỹ Long đã xuất bản tập thơ đầu tay.
Phạm Sỹ Long đã viết bức tâm thư dài hai trang giấy bằng miệng. Trong thư kể về những bất hạnh, khổ đau khi tai họa ập đến, rồi những tháng ngày sống không bằng chết sau đó. Và cả những dằn vặt của đạo làm con chưa có dịp báo hiếu thì đã lại trở thành gánh nặng vĩnh viễn cho cha mẹ. Trong tâm thư, anh cũng chấp nhận mọi rủi ro có thể xảy ra với mình.
“Mình suy nghĩ đơn giản thôi. Mình vốn là người tàn tật, cuộc sống của mình đã qua nhiều khổ ải và đau đớn, có lúc còn cận kề cả cái chết. Đây là cơ hội mình có thể thay đổi số phận, thay đổi được cuộc đời mình. Thất bại hay thành công đối với mình đều tốt cả. Quan trọng mình không làm sẽ không có cơ hội để thay đổi số phận”, Long chia sẻ.
Chàng thanh niên 28 tuổi xuân tràn đầy niềm tin vào y học của thế giới. Anh cũng chuẩn bị cho tình huống xấu nhất là anh có thể chết. Khi đó anh sẽ hiến toàn bộ các bộ phận cơ thể anh cho y học.
“Lúc đó nếu có người cần ghép thận, gan, tim thì mình xin hiến tặngnếu phù hợp. Có nghĩa là mình vẫn đang sống trên cơ thể họ. Như vậy cái chết của mình vẫn ý nghĩa, vẫn giúp ích được cho nhiều người. Mình sợ nhất chết đi mà vô nghĩa vì không giúp được cho đời, cho người khác”.
Chàng trai trẻ cũngchia sẻ ước mơ của anh hồi nhỏ. Anh bảo ngày trước, khi chưa bị tai nạn, anh rất muốn đi bộ đội và làm nghề đầu bếp. Anh còn cho biết nếu ca ghép đầu thành công, anh sẽ tiếp tục theo đuổi ước mơ làm nghề đầu bếp.
GS.TS Trịnh Hồng Sơn- Phó Giám đốc Bệnh viện Việt Đức, Giám đốc Trung tâm điều phối hiến ghép tạng quốc gia cho hay: Ở Việt Nam hiện nay luật pháp chưa có bất cứ quy định nào về hiến đầu người hay gọi chính xác là ghép thân nên tất cả mới đang trong quá trình nghiên cứu, chuẩn bị. Mục tiêu là nếu năm 2017, ca ghép đầu người đầu tiên trên thế giới có thể thực hiện thành công thì Việt Nam cũng sẵn sàng tiếp cận, nghiên cứu ngay kỹ thuật này. GS. Sơn ghi nhận tinh thần tự nguyện và mong muốn sống chính đáng của Phạm Sỹ Long, động viên bệnh nhân tiếp tục sống và không từ bỏ hy vọng. Trước mắt, Trung tâm hiến tạng sẽ tư vấn và hỗ trợ anh Long tìm hướng điều trị bệnh.
Trong khi đó, TS.BS Nguyễn Huy Thọ- Nguyên Chủ nhiệm khoa Phẫu thuật Hàm mặt – Tạo hình, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho hay kỹ thuật ghép đầu còn rất mới và trong thời gian vài năm tới, Việt Nam chưa chắc đã làm được.
Ngọc Minh
Mọi ý kiến đóng góp, bài vở, hình ảnh, clip đồng hành cùng Chiến dịch “Chống thực phẩm bẩn” xin quý vị vui lòng gửi về địa chỉ:
Tòa soạn Emdep.vn
Địa chỉ: Tầng 3- Tòa nhà Đại Phát – Ngõ 82 Duy Tân – Hà Nội
Điện thoại: 0437959783
Email: toasoan@emdep.vn,banbientap@i-com.vn
Hotline:0914926900
Nguồn: Emdep
Chưa có bình luận.