Hạt dẻ không chỉ là một món đồ ăn vặt được nhiều người ưa chuộng, mà còn được dùng để chế biến thức ăn và xem như một vị thuốc quý để chữa bệnh.
Hạt dẻ còn gọi là sơn hạch đào là hạt của cây dẻ có tên khoa học là Castanea Mollissima, thuộc họ sồi dẻ (Fagaceae). Thành phần chủ yếu của hạt dẻ gồm có tinh bột, protein, lipit, các vitamin B1, B2, C, PP và các khoáng chất Ca, P, Fe…
Theo Đông y, hạt dẻ có vị ngọt, tính ấm đi vào 3 kinh tỳ, vị và thận. Có công năng bổ thận ích tinh, làm mạnh gân cốt, tăng cường chức năng tiêu hóa, nuôi dưỡng dạ dày, cầm máu, chữa trị tiêu chảy do tỳ, vị hư hàn hay lưng gối do thận hư…
Ngoài tác dụng bổ dương, cải thiện chức năng sinh dục ở nam giới, hạt dẻ là thức ăn có lợi cho tim mạch, tiểu đường, huyết áp. Vì vậy trong Đông y có câu: Mùa đông ăn hạt dẻ tốt hơn uống thuốc bổ thận.
Công dụng tuyệt vời của hạt dẻ:
Bảo vệ tim mạch
Theo tin tức trên báo Tiền phong, các nghiên cứu đã chứng minh hạt dẻ có tác dụng trong việc bảo vệ tim mạch.
Thành phần trong hạt dẻ giàu acid linoleic, một loại acid béo thuộc họ Omega-3 có tác dụng giúp kháng viêm và bảo vệ tim. Đặc biệt, thành phần dầu trong hạt dẻ không cao cho nên nó không giống các loại hạt khác. Thành phần chất béo của hạt dẻ cũng ít hơn các loại hạt khác.
Trong hạt dẻ còn chứa chất phytosterol được coi là chất giúp giảm sự hấp thu cholesterol vào trong máu.
Chất phytosterol trong hạt dẻ được coi là chất giúp giảm sự hấp thu cholesterol vào trong máu. Ảnh minh họa |
Tốt cho máu
Hạt dẻ cười là một nguồn rất giàu vitamin B6. Vitamin B6 cần thiết để tạo hemoglobin – một loại protein chịu trách nhiệm vận chuyển oxy qua dòng máu đến các tế bào và làm tăng lượng oxy trong máu.
Hơn nữa, lượng chất xơ cao (100 gam hạt dẻ có tới 8.1 gam chất xơ) trong hạt dẻ bao gồm cả dạng hòa tan và không hòa tan. Chất xơ hòa tan được hấp thụ trong nước, tạo thành một dạng như gel bên trong ruột, có tác dụng làm giảm cholesterol và ổn định lượng đường trong máu.
Bồi bổ cơ thể, giảm mệt mỏi
Báo Sức khỏe và đời sống cho biết, trong tất cả các loại hạt chỉ duy nhất hạt dẻ có chứa vitamin C. Các loại hạt dẻ khô chứa lượng vitamin khá cao từ 15,1 – 61,3mg/28,35g. Còn các loại hạt dẻ đã được nấu, hấp chín thì chứa khoảng 9,5 – 26,7mg vitamin. Vitamin C giúp mau đỡ mệt, giảm stress.
Trong hạt dẻ còn chứa các vitamin nhóm B như folacin. Tất cả đều chứa những chất khoáng vi lượng đáng kể bao gồm: can xi, sắt, ma giê, phốt pho, man gan, đồng, selen, kẽm. Ngoài ra đó còn là một nguồn kali đặc biệt dồi dào với số lượng 119 – 715mg trong 100g.
Theo dược hiện đại, hạt dẻ rất giàu tinh bột nên có thể cung cấp nhiều năng lượng. Theo Đông y, hạt dẻ vị ngọt tính ôn, vào tỳ, vị, có tác dụng bổ tỳ kiện vị. Tỳ vị chủ sự tiêu hóa, cho nên nếu tỳ vị khỏe mạnh thì việc ăn uống và hấp thu thức ăn mới tốt.
Chữa suy nhược cơ thể, tay chân đau nhức, yếu mệt
Hạt dẻ khô khoảng 30g đem nấu chín với nước, cho thêm đường đỏ, ăn một lần trước lúc ngủ.
Trị viêm miệng lưỡi, viêm âm nang do thiếu vitamin B2
Hạt dẻ rang chín, mỗi ngày ăn hai lần, mỗi lần 5 – 7 hạt.
Những lưu ý cần biết khi ăn hạt dẻ:
Mặc dù hạt dẻ ngon và bổ nhưng không nên ăn thường xuyên sẽ gây đầy bụng, khó tiêu. Hạt dẻ hầu như không có chất xơ, nên ăn nhiều và ăn thường xuyên dễ gây táo bón.
Những người tiêu hoá không tốt, thấp nhiệt không nên ăn hạt dẻ nhiều vì dễ làm tổn thương tỳ vị. Khi ngoại cảm chưa khỏi, mắc chứng sốt rét, kiết lỵ, phụ nữ sau khi sinh không nên ăn nhiều hạt dẻ
Báo Sức khỏe và đời sống cho biết thêm, những người bị bệnh dạ dày nên hạn chế ăn hạt dẻ vì sẽ sản sinh nhiều axit dạ dày, tăng thêm gánh nặng cho dạ dày, người bị nặng sẽ dẫn đến xuất huyết dạ dày. Người bị cảm chưa khỏi, bệnh nhân mắc chứng sốt rét, kiết lỵ, phụ nữ sau khi sinh không nên ăn nhiều hạt dẻ.
Bên cạnh đó, khi ăn hạt dẻ cũng cần chú ý không ăn các loại hạt đã có dấu hiệu mốc hỏng. Khi bóc hạt dẻ nếu thấy màu sắc bên trong thay đổi thì cần phải bỏ ngay.
Bảo An (tổng hợp)
Nguồn: tinmoi.vn
Chưa có bình luận.