Thứ Năm, 27/07/2017 | 11:26

“Việc phun thuốc trong phòng chống dịch là cần thiết tiêu diệt nhanh gọn đàn muỗi đó và ngăn chặn dịch bệnh lây truyền. Nhưng diệt loăng quăng/bọ gậy mới mang tính chất lâu dài”.

Thời gian gần đây nhiều người dân ở khu vực có ổ dịch sốt xuất huyết phản ánh, sau khi được nhân viên y tế phun thuốc, chỉ 2-3 ngày sau muỗi lại vẫn xuất hiện nhiều. Nhiều người dân cho rằng việc phun thuốc chỉ làm cho muỗi “say thuốc” chứ không diệt được muỗi.

Trao đổi với PGS.TS Trần Như Dương, Phó Viện trưởng Viện dịch tễ Trung ương về vấn đề trên, ông Dương khẳng định, khi ổ dịch có nguy cơ cao, việc chủ động phun dịch muỗi ở những ổ dịch là cần thiết và chỉ mang tính nhất diệt muỗi tạm thời. Vì việc phun muỗi này, chỉ diệt được muỗi trưởng thành hoặc muỗi có nguy cơ cao nhiễm vi rút.

“Phun thuốc trong phòng chống dịch là cần thiết tiêu diệt nhanh gọn đàn muỗi đó và ngăn chặn dịch bệnh lây truyền. Nhưng gốc của mầm bệnh là diệt loăng quăng/bọ gậy mới mang tính chất lâu dài. Phun thuốc xong vẫn cần diệt loăng quăng/bọ gậy lứa thứ 4, thứ 5, vì chỉ ngày hôm sau đã nở ra một đàn muỗi mới khi đó thuốc phun không còn tác dụng”, PGS.TS Dương nói.

Phun thuốc diệt muỗi sốt xuất huyết là phun sướng không giống với phun muỗi sốt rét là phun ở bờ tường thuốc tồn tại lâu dài (6 tháng). Nguyên nhân do muỗi gây bệnh sốt xuất huyết không đậu trên tường nên không phun tường. Do vậy phun sương chỉ làm muỗi chết ngay lúc đó. Khi một đàn muỗi khác nở ra thì thuốc muỗi phun trước đó không thể diệt đàn muỗi này.

Theo PGS.TS Dương, khi phun thuốc diệt muỗi cần phải kết hợp với diệt loăng quăng/bọ gậy. Nếu không thì dù có phun thuốc xong muỗi chết thì các con muỗi khác vẫn tiếp tục nở ra và gây bệnh. Trong công tác phòng dịch sốt xuất huyết, vai trò của người dân rất quan trọng.

“Người dân là chủ thể diệt loăng quăng/bọ gậy vì công việc này gắn liền với sinh hoạt của người dân. Muỗi và bọ gậy sinh sản trong hộ gia đình, ngày nào cũng phải dọn dẹp nhà cửa để không để đọng nước. Thực tế một chiếc nắp bia rất nhỏ khi vứt ra ngoài trời có nước mưa sẽ trở thành nơi phát triển của loăng quăng/bọ gậy. Hay chỉ một chiếc lá khô rơi xuống cũng có cả trăm bọ gậy nở hàng trăm con muỗi”, PGS.TS Dương nói.

Cũng theo PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòn, sốt xuất huyết diễn biến rất phức tạp. Muỗi có thể đẻ trứng ở bể không có có nước, một thời gian sau nếu bể có nước thì trứng vẫn có thể phát triển thành loăng quăng/bọ gậy. 

Không có bị biến đổi bất thường, biến đổi gene của tuýp gây bệnh

Trước những thông tin cho rằng, năm nay muỗi sốt xuất huyết có những biến đổi bất thường về gene, chủng bệnh… PGS.TS Dương khẳng định: “Sốt xuất huyết ở Việt Nam và trên thế giới từ trước tới nay chỉ có 4 tuýp ký hiệu D1 đến D4. Chưa có tài liệu ở Việt Nam và trên thế giới nói tới sự biến đổi về gene và các tuýp lây truyền bệnh. Đặc điểm bệnh sốt xuất huyết là các tuýp vi rút khá ổn định luân phiên nhau lưu hành, không có sự biến đổi về động lực hay các chủng cũ”.

Năm nay, toàn miền Bắc có các tuýp gây bệnh phổ biến là: D1 (77%), D3 (14,3%), D 4 (5,9%), D 2 (5,8%). Năm 2016, người mắc bệnh chủ yếu là do tuýp D1 thì năm 2017 vẫn chủ yếu là tuýp này.  Ở địa bàn Hà Nội, số người mắc tuýp D1 là 77,7% còn lại là D2 và D4, hiện chưa xuất hiện D3 ở Hà Nội.

Dù phun thuốc diệt muỗi nhưng người dân không làm điều này thì rất khó phòng sốt xuất huyết

PGS.TS Dương khẳng định không có sự biến đổi tuyp và gen gây bệnh sôt xuất huyết.

PGS.TS Dương cho hay, người dân tích nước để sử dụng là một nhu cầu rất chính đáng trong trường hợp ở thành phố thường xuyên mất nước. Tuy nhiên, để trữ nước an toàn, phòng chống dịch bệnh cần phải đậy kín nắp.

“Người dân nếu không cần thiết trữ nước thì không nên tích trữ. Không nên trữ nước quá lâu, lưu cữu sẽ không tốt  về mặt vệ sinh. Khi trữ nước cần phải đậy kín để muỗi không thể vào đẻ trứng. Trữ nước với khối lượng lớn thì cần phải thả cá”, PGS.TS Dương nói.

 

Ngọc Minh

 

Nguồn: Emdep

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook