Thứ Tư, 06/07/2016 | 14:00

Đột ngột bạn thấy ngực trái nhói đau, mồ hô vã ra, đó là lúc đường máu nuôi cơ tim tắc nghẽn gây nên chứng bệnh nhồi máu cơ tim.

Vì sao dẫn đến đột quỵ?

Cơ tim luôn luôn cần một lượng máu từ hệ thống các mạch máu để cung cấp oxy và dưỡng chất cần thiết. Bất thình lình, “huyết mạch” ấy bị tắc nghẽn, thiếu máu cục bộ về mạch vành. Đến lúc cơ tim hoàn toàn bị “bỏ đói” sẽ dẫn đến hiện tượng hoại tử. Phần tử cản trở “giao thông này” là một khối huyết.

Khi tuổi tác cao dần thì sự tích tụ chất béo ở thành mạch máu càng cao tạo thành mảng. Mảng này phát triển sẽ “lấn chiếm” từ thành mạch ra trung tâm mạch, ngăn cản đường máu, tụ thành khối huyết. Đến lúc máu bị ngăn cản hoàn toàn sẽ gây ra nhồi máu cơ tim.

Nhồi máu cơ tim thường xảy ra ở người lớn tuổi, tỷ lệ mắc phải ở nam cao hơn nữ. Những người có hàm lượng cholesterol cao, huyết áp cao, máu đông nhanh, hút nhiều thuốc lá, uống rượu, ít vận động, béo phì dễ mắc hơn người thường.

Một số trường hợp đột ngột tắc đường máu là do gặp phải những kích động mạnh: xúc động mạnh, ăn quá no, lạnh đột ngột, dùng sức quá nhiều.

Đột quỵ, vì sao nên nỗi?

Tín hiệu thiếu máu nuôi cơ tim

Khi máu không về cơ tim, biểu hiện rõ rệt nhất là đau ngực trái ở vùng giữa ngực và sau xương ức. Nếu bệnh nặng thì cơn đau càng dữ dội, đau kéo dài hơn 15-30 phút. Kèm theo cơn đau là sự vã mồ hôi, khó thở, mệt, sắc mặt tái nhợt, chân tay lạnh. Hiện tượng đau có thể lan ra cánh tay trái, sau lưng.

Thiếu máu, tim sẽ mất khả năng duy trì co bóp nên dễ xảy ra hiện tượng loạn nhịp vào những giờ đầu. Khi có dấu hiệu đau ngực trái, bạn nên dừng ngay công việc, nghỉ ngơi. Đặc biệt không được chủ quan với bệnh, nên báo cho người thân hoặc người xung quanh để có sự hỗ trợ.

Giữ gìn bằng ăn uống, tập luyện

Trên 50% trường hợp nhồi máu cơ tim xảy ra đột ngột. Nhưng nó là kết quả quá trình xơ vữa động mạch trong nhiều năm. Nam giới từ 45 tuổi và nữ giới từ 55 tuổi là những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn lứa tuổi khác.

Với những người đã bị bệnh có thể hạn chế tái phát nhờ rèn chế độ ăn uống. Chế độ ăn nên hạ thấp tỷ lệ thịt, cá, dầu mỡ, các món chiên, xào, thay vào đó là các món trần, luộc. Ăn nhiều rau, cơm, đậu. Không nên ăn phủ tạng động vật (gan, thận, tim, ruột…).

Tập thể dục là một hình thức rèn luyện tốt. Tuy nhiên bạn không nên chọn các môn tập quá mạnh nếu có tiểu sử nhồi máu cơ tim. Một số môn tập tốt như đi xe đạp, đi bộ…

Những người có tiền sử bệnh nên mang theo thuốc tiêu sợi huyết, thuốc tan mạch vành để khắc phục cơn đau xảy ra đột ngột.

Nhiều người lo lắng nếu một lần bị bệnh thì hết khả năng phục hồi để làm việc. Nhưng các bác sĩ khẳng định người bệnh vẫn phục hồi khả năng lao động nếu tập luyện, ăn uống tốt.

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook