Độc quyền nhà xác, thiết lập đường dây nóng hoành hành, độc quyền xe cứu thương, là những dịch vụ đang tồn tại ở các bệnh viện.
”Độc quyền” nhà xác
Ngày 30/9, báo Thanh Niên có đưa tin, nhiều người tại nhà xác, nhà tang lễ bệnh viện quận 5, TPHCM đang tìm đủ mọi chiêu trò bắt ép phải dùng các dịch vụ trọn gói từ thủ tục công an, pháp y, quan tài, khâm liệm và xe vận chuyển với giá cao gấp đôi, gấp ba lần so với bình thường.
Ngày 26/9, anh H. vì buồn chuyện gia đình nên đã nhảy từ trên cao xuống đất dẫn đến tử vong tại P.13, Q.Bình Thạnh, TP.HCM. Sau khi các cơ quan chức năng khám nghiệm hiện trường, thi thể anh H. được chở về Nhà tang lễ Bệnh viện Nguyễn Trãi (Q.5).
Theo quy định khi nhận xác về, phải có mặt đại diện cơ quan công an để ký giấy xác nhận sự việc, sau đó một cán bộ công tác tại Công an Q.Bình Thạnh hẹn 7h30 ngày 27/9 tới nhà tang lễ hoàn tất thủ tục giao nhận thi thể.
Nam “trại hòm” (trái) và em trai đứng canh trước Nhà tang lễ Bệnh viện Nguyễn Trãi. Ảnh Thanh Niên
Thếnhưng, khiđếnnhà tang lễ, Nam “trại hòm” nói với người nhà anh H.: “Mấy anh phải thuê dịch vụ mai táng của tụi tôi, giá trọn gói khoảng 35 triệu đồng (trong khi giá bình thường chỉ khoảng 15 triệu đồng – PV)”.
Sau khi từ chối không làm dịch vụ vì giá quá đắt thì gia đình cũng không đưa thi thể về được vì thiếu thủ tục với công an, cuối cùnggiađìnhchấp nhận ký hợp đồng dịch vụ mai táng của Nam “trại hòm” với giá 35 triệu đồng.
Chỉ khoảng 10 phút sau khi hợp đồng được ký thì một cán bộ công an khác và một cán bộ giám định pháp y có mặt để làm thủ tục.
Về vụ việc trên, Bác sĩ Võ Văn Tiến – Giám đốc Bệnh viện Nguyễn Trãi, khẳng định: “Nhà tang lễ của bệnh viện không có chủ trương cho thuê để đưa thi thể tử vong từ bên ngoài vào. Chúng tôi sẽ kiểm tra lại thông tin vì trước giờ không nghe phản ánh về thực trạng này”.
Đáng nói,hiện tượng trênkhông phảimới xuất hiện. Vào năm 2011,báo chí phản ánh, ở hầu hết các tỉnh, thành thuộc miền Đông Nam bộ việc kinh doanh quan tàicũngđãtrở thành một công việc “ăn nên làm ra” của các dịch vụ trại hòm.
Ông Bửu là một người làm công cho Trại hòm V.P ở Bình Dương cho biết: “Đa số các trại hòm đều mua thông tin, khi có người chết, ai báo cho trại hòm biết trước thì ít nhất là được 1 triệu đồng, cao thì 5 triệu đồng của chủ trại hòm cho, tuỳ theo vụ đó làm được bao nhiêu tiền.
Thông tin từ các bệnh viện, tài xế xe cứu thương, cảnh sát giao thông… là “mối” làm ăn thường xuyên. Tất cả đều phải có chung chi, thế nên khi có tai nạn giao thông chết người là trại hòm có mặt tại hiện trường trước cả công an”
Tuy nhiên, số tiền chung chi đó người nhà nạn nhân đều chịu hết bằng hình thức đơn giản. Ví dụ như bình thường mua một chiếc quan tài khoảng 15 triệu đồng, nếu phải dàn xếp lấy người trong nhà xác ra nhanh chóng thì chiếc quan tài có giá tới 18 triệu đồng. Còn chung chi như thế nào thì do chủ Trại hòm với các bộ phận của bệnh viện làm.
”Độc quyền” xe cứu thương bệnh viện
Cách đây không lâu, một sự việc khác cũng gây bức xúc ở Bệnh viện Nhi trung ương, ngày 2/7, một xe cứu thương đón bệnh nhi hấp hối từ bệnh viện Nhi Trung ương, Hà Nội về quêđể kịp trút hơi thởở nhàthì bị bảo vệ bệnh viện chặn lại, khóa bánh xe không cho di chuyển.
Sau đó tài xế đã gọi đường dây nóng Sở Y tế TP Hà Nội trình bày về sự việc, rồi gọi tiếp đến đường dây nóng Bộ Y tế nhưng không có ai trả lời. Cuối cùng, bệnh nhân đã không kịp đưa về nhà đã tử vong.
Bệnh viện Nhi Trung ương thành bến đỗ độc quyền của taxi ABC.
Ngay sau khi sự việc xảy ra, trao đổi với báo chí, PGS.TS Lê Thị Minh Hương-Phó giám đốc bệnh viện Nhi khẳng định, không có chuyện nhân viên bảo vệ ở bệnh viện ngăn cản xe cấp cứu gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của bệnh nhân.
Thế nhưng, thực tế theo phản ánh của người nhà bệnh nhân có hiện tượng “cò” xe cứu thương rất chuyên nghiệp, chủ động liên hệ với người nhà ngay khi họ có ý định đưa bệnh nhân về quê, với mức giá thành rất cao.
Không chỉ dịch vụ xe cứu thương bị độc quyền mà nhiều người nhà bệnh nhân cũng bức xúc với dịch vụ taxi “độc quyền” tại Bệnh viện Nhi TƯ. Chỉ duy nhất xe của Hãng taxi ABC được phép đón trả khách trong khuôn viên bệnh viện.
Taxi của các hãng khác muốn đón thì khách phải ra tận ngoài cổng chứ xe không được vào bên trong, trong khi xe của Hãng taxi ABC thì đậu thành hàng dài từ cổng vào đến các khu điều trị.
Thậm chí có nhiều ý kiến cho rằng, thật đau xót khi môi trường cứu người bỗng trởthành nơi kiếm tiền trên nỗi đau của con người.
Sơn Ca
Nguồn: Báo Đất Việt
Chưa có bình luận.