Thứ Ba, 05/03/2019 | 22:37

Chống chỉ định, tai biến và xử trí trong điều trị bằng tia hồng ngoại nhân tạo 

Tia hồng ngoại là bức xạ ánh sáng không nhìn thấy có bước sóng trong khoảng từ 400.000nm đến 760nm, nguồn phát có nhiệt độ càng cao thì bức xạ ra tia hồng ngoại có bước sóng càng nhỏ. Hồng ngoại là bức xạ có nhiệt lượng cao nên còn gọi là bức xạ nhiệt, do đó tác dụng của hồng ngoại chủ yếu là tác dụng nhiệt nóng. Hồng ngoại nguồn nhân tạo do (các loại đèn hồng ngoại phát ra có công suất khác nhau) . Ở những vùng chịu tác động nhiệt của hồng ngoại sẽ dãn mạch đỏ da giống như các phương pháp nhiệt khác, nên có tác dụng giảm đau, chống viêm mạn tính, làm mềm cơ. Mức độ xuyên sâu của bức xạ hồng ngoại vào cơ thể nhìn chung là rất kém, chỉ khoảng 1-3mm.

Do tia hồng ngoại có tác dụng thấu nhiệt nông xuyên qua da khoảng 3mm, nên tia sáng này làm nóng da tại chỗ, nhiệt độ da tăng lên, mạch máu tại chỗ giãn ra. Do hiện tượng tăng lượng máu cục bộ và tăng nhiệt độ tại chỗ dẫn đến phát tán nhiệt đi khắp cơ thể và làm tăng nhiệt toàn thân.

Hồng ngoại có tác dụng chữa bệnh cơ, xương, khớp, làm giảm đau, vết bầm tím. Khi dùng đèn hồng ngoại chiếu sáng rọi vào những vết thương sẽ giúp giảm đau, chống co cứng cơ, làm giãn mạch, làm tan máu bầm, tăng chuyển hóa và dinh dưỡng tại chỗ.

Hồng ngoại còn có thêm tác dụng trong việc chỉnh sửa sắc đẹp, và còn được sử dụng rộng rãi tại các trung tâm thẩm mỹ viện,…

Chỉ định điều trị bằng tia hồng ngoại nhân tạo 

– Giảm đau, giãn cơ, tăng cường lưu thông máu, ngoại vi .

– Chống viêm: mạn tính, – Sưởi ấm.

Chống chỉ định điều trị bằng tia hồng ngoại nhân tạo 

– Vùng da vô mạch, mất cảm giác.

– Các bệnh ngoài da cấp tính.

Chuẩn bị điều trị bằng tia hồng ngoại nhân tạo 

+ Người thực hiện: kỹ thuật viên Vật lý trị liệu, điều dưỡng viên (đã được học khóa ngắn hạn về vật lý trị liệu).

+  Phương tiện: đèn hồng ngoại theo chỉ định công suất.

+  Người bệnh

– Giải thích

– Bộc lộ và kiểm tra vùng điều trị, chọn tư thế thuận lợi

+  Hồ sơ bệnh án: phiếu điều trị chuyên khoa.

Các bước tiến hành điều trị bằng tia hồng ngoại nhân tạo 

– Chiếu đèn theo các theo các thông số chỉ định (công suất đèn, khoảng cách, thời gian)

– Kiểm tra da vùng điều trị, thăm hỏi người bệnh, ghi chép hồ sơ.

Theo dõi điều trị bằng tia hồng ngoại nhân tạo 

Cảm giác và phản ứng người bệnh.

Tai biến và xử trí điều trị bằng tia hồng ngoại nhân tạo 

– Choáng váng: nằm nghỉ ngơi theo dõi.

– Đề phòng bỏng do quá liều (khoảng cách quá gần, thời gian quá lâu), do nổ vỡ bóng đèn (thường do nước lạnh bắn vào bóng đèn). Bỏng da xử trí theo phác đồ.

Lưu ý:

– Tránh va đụng phải bóng đèn khi đang nóng.

– Không nhìn trực tiếp vào đèn đang sáng gây hại mắt.

Yhocvn.net (Trích theo hướng dẫn Điều trị bằng tia hồng ngoại nhân tạo của Bộ Y tế)

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook