Thứ Sáu, 08/03/2019 | 11:51

Chống chỉ định, tai biến và xử trí trong điều trị bằng bồn xoáy hoặc bể sục

Là một phương pháp thủy trị liệu sử dụng, luồng nước có áp lực trong bồn tắm. Tắm toàn thân hoặc tại chỗ. Nhiệt độ nước xác định

Chỉ định điều trị bằng bồn xoáy hoặc bể sục

– Một số bệnh lý mạn tính ở da

– Một số di chứng ở xương khớp, hạn chế vận động

– Mệt mỏi sau lao động, giảm căng thẳng

Chống chỉ định điều trị bằng bồn xoáy hoặc bể sục

– Các trường hợp viêm nhiễm cấp tính, tổn thương da hở

– Cao huyết áp suy tim

– Bệnh lao chưa ổn định

– Người bệnh tâm thần

– Phụ nữ có thai, trẻ sơ sinh

– Bệnh truyền nhiễm

Chuẩn bị

+ Người thực hiện

Bác sỹ chuyên khoa Phục hồi chức năng, kỹ thuật viên vật lý trị liệu.

+ Phương tiện

– Bồn xoáy hoặc bồn sục chuyên biệt, kiểm tra hoạt động

– Nước sạch hay pha thuốc, nhiệt độ theo chỉ định

+ Người bệnh

– Giải thích người bệnh

– Tắm trước khi điều trị bằng bồn xoáy

+ Hồ sơ bệnh án: phiếu điều trị chuyên khoa

Các bước tiến hành điều trị bằng bồn xoáy hoặc bể sục

– Kiểm tra nhiệt độ, nước và các thông số chỉ định (toàn thân hay cục bộ)

– Hướng dẫn người bệnh vào bồn và điều trị

– Hết giờ bồn ngừng hoạt động (tự động hoặc bằng tay)

– Ra khỏi bồn, lau khô, nghỉ ngơi 5-10 phút

Theo dõi

– Cảm giác và phản ứng của người bệnh

– Hoạt động của bồn xoáy, sục

– Thăm hỏi người bệnh

– Ghi chép vào phiếu điều trị

Tai biến và xử trí điều trị bằng bồn xoáy hoặc bể sục

– Choáng váng: ngừng điều trị, nghỉ ngơi, theo dõi

– Cảm giác khó chịu không thích: ngừng điều trị

Yhocvn.net (Theo hướng dẫn trích Điều trị bằng bồn xoáy hoặc bể sục của Bộ Y tế)

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook