Dù là phụ kiện thời trang bất ly thân với hầu hết phụ nữ nhưng giày cao gót có những tác động xấu tới sức khỏe. Làm cách nào để bảo vệ cơ thể và tự tin khi đi giày cao gót?
1/3 phụ nữ gặp sự cố khi đi giày cao gót
Theo nghiên cứu, có tới 1/3 phụ nữ “đệ tử” của phương tiện làm đẹp này phát triển những “phản ứng phụ” gây đau nhức, nhất là những người đi giày dài kỳ và liên tục, nó được ví là “đôi giày giết người” hay “kẻ đánh cắp sức khỏe của phụ nữ”.
Theo các chuyên gia ở Hiệp hội chẩn đoán và điều trị các loại bệnh về chân (SCP) của Mỹ thì những người đi giầy cao gót , đặc biệt là nhóm siêu cao gót thường mắc các chứng bệnh như:
Xuất hiện cục lồi ở gót chân: Đối với giầy cao gót nếu đi lâu, thường xuyên thường phát sinh khối u đau nhức gọi là “cục lồi chân”. Sức đè ép làm cho bàn chân phồng rộp, sưng tấy, viêm túi dịch, đau ở gót chân, gây lồi xương vĩnh viễn.
Biến dạng tư thế đứng: Giầy cao gót làm cho trọng lực dồn xuống bàn chân, tác động đến cấu trúc xương bàn chân. Lâu ngày tạo áp lực gây viêm xương hoặc các dây thần kinh xung quanh bàn chân, làm rạn mao mạch và biến dạng thế đứng.
Bong gân mắt cá: Hiện tượng này xảy ra khi chân bị trật ra khỏi giày khiến cho các dây chằng mắt cá căng ra và bong, nếu nặng có thể làm rách dây chằng.
Đi cà nhắc: Nhất là nhóm dùng giày có gót nhọn, lý do trọng lượng cơ thể dồn về phía trước làm cho chân bị bó hẹp, gây đau nhức phải đi cà nhắc, lắc lư nghiêng ngả, dễ bị vấp ngã.
Ngón chân bị biến dạng: Phần lớn giầy cao gót thường làm cho trọng lượng cơ thể bị dồn quá nhiều về phía mũi, làm cho các ngón kết lại với nhau. Và lâu ngày bị biến dạng như cong lên, khoằm xuống, khuỷu khớp các ngón trở nên chai cứng, đau đớn.
Tổn thương đầu gối, căng cơ: Theo nghiên cứu, có tới 25% đi giầy cao gót, nhất là nhóm siêu cao gót với thời gian dài dễ bị tổn thương dây chằng đầu gối và dẫn đến viêm khớp, mắc bệnh thấp khớp do áp lực cơ thể đè lên và do tổn thương cục bộ ở bàn chân gây ra. Ngoài ra, nó còn gây căng cơ, đau đầu gối và đau lưng.
Mang giày cao gót sao cho thoải mái và an toàn?
Để hạn chế bớt các tác hại của giày cao gót đối với sức khỏe đôi chân, bạn nên hạn chế tối đa việc đi giày quá cao. Chỉ đi giày cao gót trong thời gian ngắn trong các dịp lễ hội, tiếp đón chính thức, long trọng, đi đường ngắn và phẳng. Còn khi đến cơ quan làm việc, bạn nên đi giày mềm hay dép.
Các chuyên gia y tế khuyến cáo phái đẹp nên lưu ý đến các vấn đề quan trọng sau đây.
Đi đúng cách
Điều quan trọng đầu tiên khi sử dụng giày cao gót là bạn phải đi đúng cách. Khoảng cách giữa các bước chân di chuyển phải vừa tầm để tạo cảm giác thoải mái mỗi khi bước đi, đồng thời còn giúp giảm áp lực lên cột sống, đầu gối và bàn chân.
Vì vậy, bạn nên dành một ít thời gian thực hành bước đi trước gương để có dáng đi đẹp và an toàn cho sức khỏe.
Chọn giày phù hợp
Nếu bạn phải di chuyển nhiều trong các sự kiện, đặc biệt nếu bạn có bàn chân rộng, tốt nhất là bạn không nên chọn giày cao gót bít mũi. Thay vào đó, nên chọn loại giày hở mũi để các ngón chân của bạn được “tự do” và hạn chế bị đau rát.
Tranh thủ ngồi khi có thể
Diện đôi giày cao gót không có nghĩa là cả ngày bạn cứ gồng mình lên đi giày liên tục. Trái lại, đôi chân cũng cần được nghỉ ngơi và thư giãn. Vì thế, hãy tranh thủ ngồi khi có thể, thả lỏng đôi chân. Bạn có thể bỏ chân ra khỏi giày trong ít phút và xoa bóp nhẹ mu bàn chân.
Bước từng bước nhỏ một
Việc mang giày cao gót sẽ làm cho sải chân của bạn ngắn hơn so với khi đi giày bệt hoặc dép. Vì thế, bạn cần bước những bước chân nhỏ hơn, không cố bước dài bởi như vậy không chỉ nhìn không đẹp mắt mà còn khá nguy hiểm nữa.
Mang giày đế bệt
Di chuyển thường xuyên bằng giày cao gót có thể khiến đôi chân của bạn bị nhức mỏi và bỏng rát. Vì vậy, bạn nên mang xen kẻ giày/dép đế bệt trong những giờ nghỉ ngơi để hạn chế các vấn đề xấu có thể xảy ra với đôi chân của mình.
Dùng đệm lót giày
Bên cạnh đó, bạn cũng nên dùng thêm đệm lót giày bằng cao su hoặc da để tạo sự thoải mái cho bàn chân mỗi khi đi lại. Đệm lót giày sẽ giúp bàn chân bám chặt vào giày cao gót nên bạn sẽ di chuyển dễ dàng và nhanh chóng hơn.
Tránh mang giày chật
Một điều đặc biệt lưu ý khi bạn chọn mua giày cao gót là nên chọn loại có kích thước vừa vặn với bàn chân. Tránh chọn loại giày chật vì chúng sẽ làm cho bàn chân của bạn dễ bị nhức mỏi, bỏng rát và khó di chuyển. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn làm dáng đi không đẹp.
Sử dụng băng y tế nhỏ
Cụ thể, trước khi mang giày cao gót, bạn nên băng dính ngón chân thứ ba và thứ tư của bàn chân lại với nhau. Bạn sẽ cảm thấy sự khác biệt rất lớn khi đi lại bằng giày cao gót với bí quyết đơn giản mà hữu ích này.
Ngâm chân vào nước lạnh
Sau một thời gian dài mang giày cao gót, bạn nên ngâm ngâm chân vào nước lạnh khoảng 10-15 phút, sau đó mát xa bàn chân nhẹ nhàng để đẩy mạnh lưu thông máu và các chất chuyển hóa trở lại.
Lưu ý thời gian khi đi giày cao gót Để đảm bảo sức khỏe, bạn cần lưu ý thời gian khi đi giày cao gót: giày cao dưới 4cm, thời gian đi tốt nhất ít hơn 4 tiếng/ngày, còn đối với giày cao hơn 9cm thì bạn chỉ nên đi không quá 1 tiếng mỗi ngày. Nếu như phải đi giày cao gót nhiều thì sau mỗi lần đi, bạn nên dùng gót chân vo tròn trên quả bóng golf để kích thích một số cơ trên bàn chân vận động nhẹ hoặc cũng có thể ngâm và massage chân trong nước ấm mỗi tối trước khi đi ngủ. |
Chưa có bình luận.