Có tới 25% dân số mắc bệnh, nhưng không phải ai cũng biết dùng thuốc để triệt tiêu chứng đầy hơi đúng cách.
Đầy hơi vì nhiều lý do
Không quá nguy hiểm nhưng hẳn ai đã từng bị một lần sẽ hiểu, chứng đầy bụng đầy hơi phiền toái thế nào. Nó không chỉ khiếnanh Hòa (Cầu Giấy, Hà Nội) ăn không ngon, mà còn luôn bị cảm giác nặng bụng, chướng bụng, buồn nôn đeo bám. Tệ hơn, nó không báo trước cơn ợ hơi hoặc “xì hơi”, khiếnanh mấy lần ngượng chín mặt. Nhẩm lại xem mình đã ăn những gì, hôm sau tránh ra nhưng cũng chỉ được vài hôm rồi lại đâu vào đấy.
Chứng đầy hơi không nguy hiếm nhưng gây phiền toái. (Ảnh minh họa) |
Chứng đầy hơi có thể là thể nhẹ của dị ứng thức ăn, do bạn ăn thức ăn lạ, không hợp như đồ hải sản có nhiều đạm, đặc biệt là ăn nhiều một lúc.
Ngoài ra, đầy bụng có thể do chế độ ăn uống (ăn nhiều chất béo, nhiều tinh bột, ăn quá nhanh, nhai không kỹ…), lạm dụng chất kích thích hay do thiếu dịch men (enzym) cho hoạt động của hệ tiêu hóa, khiến thức ăn bị lưu giữ quá lâu trong dạ dày…
Đầy bụng cũng có thể là triệu chứng của các bệnh ở hệ tiêu hóa (rối loạn co bóp dạ dày–tá tràng, viêm loét dạ dày–tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản…), các bệnh rối loạn chuyển hóa (đái tháo đường, cường giáp). Ngoài ra, vi khuẩn Helicobacter Pylori cũng là mối lo gây nhiễm khuẩn hệ tiêu hóa và làm gia tăng chứng đầy hơi.
Dùng thuốc phải theo chỉ định
Do có nhiều nguyên nhân như đã trên nên việc điều trị chứng đầy hơi cần phải được thăm khám và tìm hiểu kỹ thì mới có thể điều trị hiệu quả. Đặc biệt lưu ý, chứng đầy hơi rất dễ bị tái đi tái lại nhiều lần, do đó ngay cả khi đã chữa khỏi bạn cũng không nên lơ là trong ăn uống cũng như trong sinh hoạt.
Để trị chứng đầy hơi, hiện có một số nhóm thuốc sau:
– Thuốc chống axit, chống đầy hơi: Được dùng khi bị chứng khó tiêu đầy bụng kèm theo ợ chua do dư acid dịch vị, tức là chất chua trong dạ dày; gồm có thuốc: Maalox Plus, Simelox, Phosphalugel, Gasvicon, Pepsan… Các thuốc này vừa có tác dụng trung hoà acid, vừa chống đầy hơi trong dạ dày. Trường hợp bạn bị đầy hơi do viêm loét dạ dày-tá tràng thì vẫn có thể tạm thời dùng các thuốc chữa triệu chứng như các thuốc trung hòa trực tiếp acid (ví dụ như sagastrol) hay dùng các thuốc ngăn việc tiết acid (ví dụ như omeprazol).
– Thuốc giúp điều hòa sự co bóp dạ dày: Dùng trong những trường hợp đầy hơi do sự co bóp dạ dày kém đưa đến việc chuyển đẩy thức ăn từ dạ dày xuống ruột chậm làm no lâu; gồm có: metoclopramid (Primpéran) domperidon (Motilium-M)…
– Thuốc hỗ trợ tiêu hóa: Đó là thuốc có chứa men tiêu hóa để giúp sự tiêu hóa thức ăn ở dạ dày dễ dàng hơn như: Neopeptine, Festal, Pancrélase, Alipase… Hoặc dùng thuốc chứa mật, làm lợi mật hoặc thông mật như: Spasmenzyme, Artichaut (BAR), Sulfarlem, Sorbitol…
– Với những trường hợp đầy hơi do nhiễm khuẩn Helicobacter Pylori cần điều trị diệt vi khuẩn bằng thuốc ức chế bơm proton cùng với 2 trong 4 kháng sinh sau: Amoxycillin, Clarythromycin, Llion và Tetraxyclin.
Bạn nên biết! Chỉ nên dùng các thuốc trị khó tiêu đầy bụng khoảng 5-7 ngày, nếu sau đó chứng khó tiêu, đầy bụng không cải thiện, phải đi khám lại. Người trên 45 tuổi nên khám sức khỏe định kỳ để tầm soát các bệnh có thể nghiêm trọng như viêm loét dạ dày tá tràng hay trào ngược dạ dày-thực quản… |
Hải Yến
Chưa có bình luận.