Chủ Nhật, 13/03/2016 | 01:02

Uống rượu liên tục trong mấy chục năm ròng, khi vừa qua cái tuổi lục tuần thì ông Nguyễn Văn Hợp mắc chứng đầy hơi, khó tiêu, chán ăn, làn da chuyển màu vàng nhạt, người mẩn ngứa, sụt cân nhanh chóng… Đi bệnh viện khám, ông được thông báo là bị ung thư, có một khối u kích thước 49×51 mm nằm trong gan. Ông Hợp đã tự nghĩ ra một phác đồ điều trị chẳng giống ai và… thành công từ bài thuốc của cây chó đẻ và cá diếc.

Ký ức của người thủy thủ trốn sóng gió nơi điền viên

Chuyện ông Nguyễn Văn Hợp (65 tuổi, trú tại xã Bách Thuận, Vũ Thư, Thái Đình) đẩy lùi khối ung thư gan, cả làng, cả tổng đều biết, ông nổi tiếng đến mức, khi chúng tôi đề cập đến việc muốn nghe ông kể lại quá trình chữa bệnh, ông cứ chối đây đẩy.

Một phần vì ông không muốn “nổi tiếng” thêm nữa, một phần vì ông thấy ngại: Phương pháp chữa bệnh của ông là không giống ai, độc nhất vô nhị, mà muốn học theo cũng khó.

Để đánh trống lảng, ông khề khà kể chuyện xưa. Ánh mắt của người đàn ông 65 tuổi với gương mặt sạm đen đặc trưng do nhiều năm lăn lộn với sóng biển bỗng sáng lên khi nhớ về thời cũ: ‘Trước đây tôi là thủy thủ đấy nhé. Oách lắm.

Tôi đã tốt nghiệp ở Trường ĐH Hàng hải cơ mà. Suốt gần hai chục năm sau khi ra trường, tôi đi biển, đi trên những con tàu lớn nhất thời bấy giờ. Tôi không đi tàu viễn dương, chỉ chạy Bắc – Nam thôi.

Cái nghề thủy thủ cũng vui, oai hùng, đi nhiều biết lắm. Nhưng mà, phải cái là hay rượu quá”.

Ông Hợp kể, hồi sinh viên, ông lành như cục bột. Ông xuất thân trong gia đình nông dân, vì có chí học hành nên được bố mẹ thắt lưng buộc bụng để cho học đại học.

Do thế, suốt mấy năm trên giảng đường, ông chỉ chăm chú vào việc học. Chẳng biết gì đến món “tứ khoái” của sinh viên, bao gồm rượu, chè, cờ, bạc.

Đến lúc làm thủy thủ, ông vẫn không rành hết “tứ khoái”, nhưng có một “khoái” ông rất thạo: Đấy là rượu. Nghe ông hồi tưởng với một niềm hứng khởi, chúng tôi đủ hiểu trước đây ông “nhậu nhẹt” hoành tráng đến mức nào:

“Ngày xưa tôi uống tốt lắm. Đi tàu biển, chả có cái thú vui gì ngoài tụ tập mấy anh em để uống rượu. Mà mồi nhậu thì sẵn lắm. Cứ thả cần câu xuống biển là có cá. Có mồi là có nhậu.

Tất nhiên là uống rượu vẫn không được quên nhiệm vụ, anh nào được phân công trực là phải nghiêm, còn anh nào không có phận sự thì… nhậu.

Giữa cái mênh mông của biển cả, rồi nỗi buồn vì xa nhà, nó quện với nhau, khiến người ta muốn uống rượu. Tôi uống thì khiếp lắm. Nhất hạng luôn”

Chẳng rõ chuyện uống rượu của ông Hợp có phải là nguyên nhân chính hay không, nhưng chỉ biết đến năm 1991, khi hơn 40 tuổi, ông Hợp xin nghỉ đi biển vì lý do sức khỏe.

Ông “về vườn” theo đúng nghĩa đen, tức là ông về quê chăm sóc mấy sào vườn vốn đã bỏ không từ khi ông ngược xuôi Nam – Bắc trên những chuyến tàu biển.

Ông trồng cây cảnh và trồng hòe – thứ cây này là đặc sản của Bách Thuận, cho giá trị kinh tế cao và thu hoạch quanh năm. Cuộc sống của ông có thể coi là tạm ổn.

Bốn người con của ông lần lượt lập gia đình, như những cánh chim bay đi khắp các miền. Trơ trọi chỉ có hai ông bà trong căn nhà ba gian ở cuối xóm. Vì buồn hay vì thói quen, ông Hợp vẫn uống rượu hàng ngày.

Phát hiện ra khối u khá lớn nằm trong gan

Đến năm 2009, ông Hợp vẫn thường tự hào rằng ông uống rượu từng ấy năm mà nội tạng không suy chuyển gì cả. Ông vẫn ăn ngon, ngủ tốt, làm việc bình thường, cân nặng ở mức 51 kg.

Được thể làm tới, ông càng không lo lắng gì đến sức khỏe, càng uống rượu.

Vẻ mặt thất kinh, ông Hợp nhớ lại: “Bà con có người nói tôi là con sâu rượu. Nhưng tôi uống rượu có hại gì đến ai đâu?

Tôi uống mà không say, vẫn giữ được bình tĩnh, không làm chuyện gì khó coi cả. Quan trọng hơn là, tôi uống rượu mà có chết đâu, vẫn sống khỏe – đấy là tôi nghĩ như vậy hồi trước năm 2010.

Nhưng sự thật không phải như vậy. Uống nhiều rượu sẽ chết. Điều ấy thì bây giờ tôi thấm nhuần rồi. Tôi “thấm” từ lúc tôi đổ bệnh, suýt mất mạng đấy”.

Đầu năm 2010, cơ thể nhiều năm bị đầu độc bởi rượu của ông Hợp lên tiếng phản ứng. Ông cảm thấy đau tức ở bụng phải, cơ thể mệt mỏi, chân tay rã rời, không muốn làm việc gì.

Vì có sẵn bảo hiểm ở Bệnh viện Đa khoa Vũ Thư, ông Hợp đến đây để khám, với ý nghĩ rằng chắc gan của ông có vấn đề, vì nhậu nhẹt nhiều thế, nó có là sắt thì cũng phải gỉ sét.

Đúng như ông nghĩ, các bác sỹ xác định ông bị mắc chứng gan nhiễm mỡ. Bệnh nhẹ thôi, chữa đơn giản, ông Hợp thở phào: “Bệnh như thế là còn may”.

Các bác sỹ kê đơn thuốc để ông Hợp điều trị tại nhà. Tuy nhiên, trong 2 tháng sau đó, chứng đau bụng của ông không giảm. Ngược lại, cơ thể ông Hợp càng lúc càng “trục trặc”, ông mắc chứng đầy hơi, khó tiêu, chán ăn.

Đặc biệt, làn da của ông chuyển sang màu vàng nhạt – một triệu chứng đặc trưng của bệnh gan. Trên người ông xuất hiện một số điểm mẩn ngứa. Trọng lượng của ông sụt giảm nhanh chóng, từ 51kg còn 49kg.

Ông Hợp quyết định quay lại bệnh viện để kiểm tra thêm một lần nữa.

Các bác sỹ lần này cẩn thận hơn, cho ông Hợp chụp cắt lớp vi tính. Họ bàng hoàng phát hiện ra khối u khá lớn nằm trong gan của bệnh nhân. Khối u có kích thước 49×51 mm.

Ông Hợp kể: “Nói thật là lần chiếu chụp đó, tôi không tin bác sỹ 100%. Vì lần trước họ đã nhầm, biết đâu lần này họ lẫn nữa?

Tôi mang phim chụp cắt lớp cho một anh bạn làm bác sỹ chuyên khoa ở Phủ Lý (Hà Nam) để anh ta xem cho chính xác. Anh ta xem kỹ một hồi, rồi vỗ vai tôi: “Anh “dính đòn” rồi”. Nghĩa là tôi bị ung thư.

Anh ta khuyên tôi đừng nói gì với vợ, nhưng tôi gạt đi. Có làm sao đâu? Mình bệnh thì phải chủ động đối phó với nó, trốn tránh có tác dụng gì!”.

Nghe lời khuyên của bác sỹ tuyến huyện, gia đình đưa ông Hợp lên Hà Nội điều trị tại Bệnh viện Ung bướu Trung ương.

Tại đây, các bác sỹ xác định: “Tổn thương u gan phải, nghĩ nhiều đến u gan nguyên phát trên nền gan xơ lách to” (trích kết luận phiếu chụp cắt lớp vi tính của Bệnh Viện K thực hiện cho ông Hợp vào năm 2010).

Ông Hợp được chỉ định điều trị ngoại trú bằng thuốc uống và thuốc tiêm.

Trong một năm liên tục, tháng nào ông Hợp cũng bắt xe khách từ Thái Bình đi Hà Nội, đến viện K để được cấp thuốc và tiêm thuốc Aslem.

Người đàn ông 65 tuổi hồi tưởng: “Tôi cũng không hiểu vì sao các bác sỹ không cho tôi phẫu thuật, xạ trị hay hóa trị. Tôi từng nghĩ là bệnh của tôi nặng quá, không chữa được nữa hay sao?

Tôi chỉ thấy các bác sỹ cứ bảo uống thuốc đều đặn, thuốc Aslem này có công dụng đặc biệt trong việc chữa ung thư. Vậy là tôi cứ chăm chỉ làm theo lời, suốt một năm cặm cụi như thế.

Song, tôi cũng nghĩ là, có bệnh thì vái tứ phương, bọt ở đâu thả câu ở đó, tôi phải làm cái gì đấy nhằm “đánh nhau” với khối u của mình, chứ không thể phó mặc số phận của mình trôi theo dòng nước, muốn ra sao thì ra được”.

Uống nước cây chó đẻ và bài thuốc cá diếc
 

Đánh tan khối ung thư bằng phương pháp " Đông - Tây- y kết hợp": Thoát khỏi cửa tử nhờ cây chó đẻ và cá diếc
 

Từ ngày được kết luận là u gan, ông Hợp chừa hẳn rượu bia. Kể cũng lạ, trong mấy chục năm, vợ và các con của ông nhiều lần khuyên ngăn nhưng ông không bỏ được rượu.

Tử Thần vừa cất tiếng, ông lập tức rời xa ma men. Thời gian, tâm trí, nỗ lực, ông Hợp dành cả vào cuộc chiến với bệnh u gan.

Ông Hợp kiên trì uống thuốc Tây và tiềm thuốc Aslem. Bên cạnh đó, ông đã dùng thử cả thuốc Nam, thuốc Bắc, thuốc lá của ngựời dân tộc, các bài thuốc lưu truyền trong dân gian từ nhiều đời và những phương thuốc chỉ mới được biết đến những năm gần đây.

Chính vì lý do này, ông Hợp nói rằng, cách chữa bệnh của ông vừa kỳ dị, vừa độc đáo, vừa khó học theo. Ông Hợp cười, nheo mắt hóm hỉnh: “Các bác sỹ bảo tôi chữa bệnh như thế là phản khoa học đấy. Tây ra Tây, ta ra ta, sao lại lộn tùng phèo thế được?

Nhưng tôi thì mặc kệ. Cứ thứ nào chữa được bệnh là tôi dùng hết”.

Rất nhiều bệnh nhân măc bệnh ung thư tìm đến thuốc Nam như là cứu cánh với hi vọng rằng các vị thuốc dân tộc có khả năng đánh tan khối u. ông Hợp cũng chung ý nghĩ như vậy.

Con trai của ông bất kể đường sá xa xôi, lặn lội vào tận mạn rừng xanh núi đỏ của tỉnh Nghệ An để cầu thuốc từ một ông lang có tiếng chuyên chữa bệnh gan.

Ông lang hứa chắc như đinh đóng cột rằng thuốc của ông ta sẽ đẩy lùi được khối u gan của ông Hợp. Anh con trai lỉnh kỉnh trở về nhà với rất nhiều gói thuốc. Mỗi gói thuốc bé tý bọc giấy báo có giá 50.000 đồng, bên trong là những vị thuốc lạ.
 

Đánh tan khối ung thư bằng phương pháp " Đông - Tây- y kết hợp": Thoát khỏi cửa tử nhờ cây chó đẻ và cá diếc
 

Theo hướng dẫn của thầy lang, gia đình, ông Hợp sao vàng thuốc ấy, hạ thổ qua một ngày, rồi sắc cho ông Hợp uống thay nước hàng ngày.

Ông Hợp nói: “Vợ tôi cứ mắng tôi về tính hay báng bổ, nhưng đúng là thuốc của ông ấy chẳng có tác dụng gì với tôi hết. Coi như mất tiền oan.

Tôi uống thuốc ấy gần 4 tháng, tiền nong tốn kém cũng nhiều, nhưng cuối cùng tôi phải quyết tâm dừng, không theo thuốc nữa”.

Không uống thuốc Nam nữa, ông Hợp tìm đến thuốc lá. Nghe dân'gian đồn, cây chó đẻ có tác dụng chữa bệnh gan. Thế là ông Hợp huy động cả gia đình đi tìm cây chó đẻ.

Đến khi nói chuyện với chúng tôi, ông Hợp chứng tỏ ông là “chuyên gia” trong lĩnh vực nghiên cứu cây chó đẻ:

“Người ta gọi là cây chó đẻ vì chó sau khi đẻ thường tìm lá cây này để ăn. Cây chó đẻ còn được gọi là chó đẻ răng cưa, diệp hạ châu (vì có hạt tròn như ngọc xếp thành hàng dưới lá), diệp hạ châu đắng, diệp hạ châu ngọt…

Năm 1988 các nhà khoa học chứng minh cây chó đẻ có tác dụng kháng sinh nhất là viêm gan siêu vi B ở người, cả cây chó đẻ răng cưa và cây chó đẻ thân xanh (đắng) đều có tác dụng tốt, vì thế họ đã khuyên dùng hai loại cây chó đẻ này để làm ức chế lên men DNA của virus viêm gan B.

Nhân dân ta từ xưa đến nay dùng cây chó đẻ răng cưa giã nát với muối đắp chữa mụn nhọt hay rắn cắn, hàng ngày dùng 20-40 gam cây tươi sao khô đặc uống để chữa bệnh gan, sốt, hay tiểu đường.

Cơ bản, tôi cho rằng cây này có tác dụng tốt trong việc chữa bệnh gan. Vì thế, tôi liên tục sử dụng nước cây chó đẻ hảng ngày nhằm đánh tan khối u trong cơ thể”.

Uống nước chó đẻ là một phần, ông Hợp còn nghĩ đến cách dùng cá diếc để điều trị bệnh gan. Theo Đông y, cá diếc tính hàn, không độc, công dụng điều khí hòa trung rất bổ ích, chữa được nhiều bệnh, đặc biệt là viêm gan mãn tính.

Cách chế biến bài thuốc từ cá diếc khá đơn giản, dễ thực hiện.Chỉ cần dùng 250g cá diếc tươi, cộng với hành (250g), dầu thực vật, tương, muối, đường, gừng mỗi thứ một chút để nấu thành canh.

Cá diếc đem bóc mang, cạo vẩy, mổ bụng giữ lại bong bóng, trứng, bỏ hết các bộ phận nội tạng khác, rửa sạch, để cho róc nước. Cho năm thìa dầu vào chảo đun nhỏ lửa tới khi nóng già.

Khi thấy da cá chuyển sang màu vàng, cho tương, muối, đường vào, đổ thêm nửa bát nước lạnh và om trong 10 phút cho ngấm.

Thêm một bát to nước lạnh, đun sôi, đem hành đã bỏ rễ và lá úa nhúng vào nước canh sau đó phủ lên thân cá, đậy kín vung, đun nhỏ lửa khoảng nửa tiếng là được.

Cá diếc phối hợp với hành có tác dụng bổ gan, chống trướng bụng, xúc tiến tiêu hóa.

Cười nhỏ nhẹ, ông Hợp tâm sự: “Tôi ăn cá diếc đến mức không còn nhận ra mùi vị của nó nữa. Cứ thế là ăn, dù trong lòng bán tín bán nghi.

Nhưng, quả nhiên là có tác dụng đáng kể. Bệnh của tôi có dấu hiệu giảm – cụ thể là tôi thấy trong người bớt mệt mỏi, da cũng bớt vàng.

Tôi cho rằng mình đang đi đúng đường. Tôi càng dấn thân vào con đường tự chữa bệnh bằng nhiều cách khác nhau. Kết quả là tôi đã khỏi hoàn toàn, hiện nay rất là khỏe mạnh”.

Theo Tuổi trẻ & Đời sống

Nguồn: Một nửa thế giới

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook