Thứ Tư, 20/01/2021 | 16:09

Túi dịch truyền Combilipid 3 ngăn 1440 ml chứa: Dung dịch A (Dung dịch glucose 11,0%) 885ml; Dung dịch B 300ml chứa: L-alanin 4,8g; L-arginin 3,39g; L-Aspartic acid 1,02g; L-Glutamic acid 1,68g; Glycin 2,37g; L-histidin 2,04g; L-isoleucin ; Túi 3 ngăn 1920 ml chứa: Dung dịch A

Dạng thuốc, hàm lượng: Túi 3 ngăn 1440ml, nhũ tương tiêm truyền tĩnh mạch ngoại vi, túi 375ml

Quy cách đóng gói

Túi 3 ngăn 1440ml, 1 lớp túi bao bên ngoài.

Túi 375ml

Dạng bào chế

Nhũ tương tiêm truyền.

Thành phần

– Mỗi túi 1440ml Combilipid chứa:

+ Nhũ tương chất béo (20%)

+ Dung dịch acid amin và chất điện giải (11,3%)

+ Dung dịch glucose (11%) với thể tích lần lượt là 225ml, 300ml, 885ml.

Cụ thể:

– 225ml nhũ tương chất béo chứa:

+ Dầu đậu nành tinh khiết 51g.

+ Tá dược vừa đủ

– 300 ml acid amin có điện giải:

+ L- Methionine 1,680g, L- Alanine 4,800g; L- Arginine 3,390g; L- Proline 2,040g; L- Aspartic acid 1,020g; L- Tyrosine 0,069g; L- Phenylalanine 2,370g; L- Glutamic acid 1,680g; L- Valine 2,190g, Glycine 2,370g; L- Histidine 2,040g; L- Isoleucine 1,680g; L- Leucine 2,370g; L-Lysine 2,712g; L- Serine 1,350g; L- Threonine 1,680g; L- Tryptophan 0,570g.

+ Calci clorid 0,222g.

+ Magie sulfat 0,480g.

+ Natri glycerophosphat 1,512g.

+ Kali clorid 1,791g.

+ Natri acetat 1,470g.

+ Acid acetic loãng vừa đủ pH 5,6.

+ Nước cất pha tiêm vừa đủ.

– 885ml dung dịch glucose chứa:

+ Glucose monohydrate 107,085g (tương đương 97,35g glucose khan).

+ Nước cất pha tiêm vừa đủ.

Combilipid Peri: 375ml, 1440ml, dịch tiêm truyền nuôi dưỡng đường tĩnh mạch ngoại vi
Combilipid Peri: 375ml, 1440ml, dịch tiêm truyền nuôi dưỡng đường tĩnh mạch ngoại vi

Công dụng của dung dịch truyền

Tác dụng của các thành phần chính trong công thức

Cung cấp các chất dinh dưỡng (chất béo, acid amin, điện giải, glucose) vào thẳng hệ tuần hoàn chung và thực hiện vai trò giống như khi cung cấp qua thức ăn.

Cụ thể:

– Nhũ tương chất béo:

+ Bao gồm các acid béo mạch dài thiết yếu và không thiết yếu cho chuyển hóa năng lượng và cấu tạo màng tế bào, có tính chất sinh học tương tự như các xylomicron (dạng vi nhũ tương của chất béo) nội sinh.

+ Chứa nhiều phospholipid và không chứa ester của cholesterol hoặc các apolipoprotein.

+ Được giải phóng, thuỷ phân phần lớn trong vòng tuần hoàn và bị giữ lại bởi các receptor của LDL ngoại vi và ở gan, thực hiện chức năng sinh lý của cơ thể.

+ Tốc độ phân giải chất béo phụ thuộc vào công thức phân tử, tình trạng bệnh lý, dinh dưỡng và tốc độ truyền của bệnh nhân. Tốc độ này nhanh hơn trong nhiễm trùng và sau chấn thương, đồng thời giảm trong suy thận hoặc tăng lipid máu.

– Acid amin có kèm điện giải và glucose: đi thẳng vào hệ tuần hoàn chung và thực hiện chức năng sinh lý bình thường trong cơ thể.

Chỉ định dịch truyền nuôi dưỡng tĩnh mạch Combilipid

Combilipid 1440ml được chỉ định cho người lớn và trẻ em trên 2 tuổi để: Cung cấp chất dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch khi nuôi dưỡng bằng đường miệng hoặc đường ruột bị hạn chế hoặc chống chỉ định.

Cách dùng dịch truyền nuôi dưỡng tĩnh mạch Combilipid

– Truyền tĩnh mạch ngoại vi.

– Cần theo dõi chặt chẽ diễn biến lâm sàng trong giai đoạn bắt đầu tiêm truyền. Nếu có bất cứ dấu hiệu bất thường nào, phải ngừng truyền ngay.

– Trong quá trình sử dụng cần theo dõi công thức máu (nồng độ glucose, chất điện giải, áp suất thẩm thấu, cân bằng nước, cân bằng acid-base, men gan, chức năng thận).

– Chú ý thay đổi vị trí tiêm truyền để giảm thiểu nguy cơ viêm tắc tĩnh mạch huyết khối.

Liều dùng dịch truyền nuôi dưỡng tĩnh mạch Combilipid

Dựa vào tình trạng bệnh lý, trọng lượng cơ thể và nhu cầu dinh dưỡng của bệnh nhân để chọn thể tích túi phù hợp.

Người lớn:

Tính toán dựa trên nhu cầu nitơ, đường và chất béo:

– Nhu cầu nitơ:

+ Tình trạng dinh dưỡng bình thường: 0,1 – 0,15g nitơ/kg thể trọng/ngày (0,7 – 1,0g amino acid/kg thể trọng/ngày).

+ Bệnh nhân có mức độ rối loạn chuyển hóa từ trung bình đến nặng có thể kèm với suy dinh dưỡng: 0,15-0,3 g nitơ/kg thể trọng/ngày (1,0 – 2,0 g amino acid/kg thể trọng/ngày).

– Nhu cầu đường và chất béo: tương ứng là 2,0 – 6,0g/kg/ngày và 1,0 – 2,0g/kg/ngày.

Tổng nhu cầu năng lượng phụ thuộc vào tình trạng bệnh lý và thường từ 20 – 30 kCal/kg thể trọng/ngày.

Như vậy, liều Combilipid để dung cấp đủ 0,10 – 0,15g nitơ/kg thể trọng/ngày và tổng năng lượng 20-30 kCal/kg thể trọng/ngày là 27 – 40 ml Combilipid/kg thể trọng/ngày.

Trẻ em:

Xác định liều dựa vào khả năng chuyển hóa dinh dưỡng của từng bệnh nhân:

– Từ 2-10 tuổi: nên bắt đầu với liều thấp từ 14 – 28 ml/kg thể trọng/ngày (tương ứng 0,49 – 0,98 g chất béo/kg/ngày, 0,34 – 0,67 g amino acid/kg/ngày và 0,95 – 1,9 g glucose/kg/ngày). Sau đó, tăng 10-15 ml/kg/ngày cho đến tối đa 40 ml/kg/ngày.

– Trên 10 tuổi: có thể áp dụng liều như với người lớn.

Liều dùng tối đa trong ngày là 40ml/kg/ngày; có thể khác nhau tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý của bệnh nhân và thay đổi theo ngày điều trị.

Tốc độ tiêm truyền:

– Tốc độ truyền tối đa của từng loại dịch là:

+ Dung dịch amino acid: 0,1g/kg thể trọng/giờ.

+ Chất béo: 0,15g/kg thể trọng/giờ.

+ Dung dịch glucose: 0,25 g/kg thể trọng/giờ.

– Tốc độ truyền Combilipid không được vượt quá 3,7 ml/kg/giờ (tương ứng với 0,25g glucose, 0,09 g amino acid và 0,13 g chất béo/kg/giờ).

– Thời gian tiêm truyền cho mỗi túi Combilipid riêng rẽ là 12 – 24 tiếng.

Cách xử trí khi quá liều:

– Triệu chứng:

+ Quá liều chất béo làm tăng lipid máu toàn phần trong cơ thể gây: sốt cao, phì đại gan và lách, thiếu máu, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, giảm yếu tố đông máu và hôn mê. Những biến chứng không giảm cho dù ngừng truyền chất béo.

+ Quá kiều amino acid: buồn nôn và vã mồ hôi.

+ Quá liều Combilipid cũng có thể gây thừa nước, mất cân bằng điện giải, tăng đường huyết và tăng áp suất thẩm thấu máu.

– Xử trí:

+ Khi xuất hiện triệu chứng của quá liều, cần phải giảm tốc độ hoặc ngừng truyền ngay.

+ Trong một số trường hợp nghiêm trọng hiếm gặp, có thể phải thẩm phân, lọc hoặc siêu lọc máu nếu cần.

Chống chỉ định dùng Combilipid

Combilipid không được sử dụng trong các trường hợp sau:

– Mẫn cảm với protein từ trứng, đậu nành hoặc lạc (đậu phộng) hoặc với bất cứ thành phần nào của thuốc.

– Tăng lipid máu nặng.

– Suy gan nặng.

– Thiểu năng đông máu nặng.

– Rối loạn chuyển hóa amino acid bẩm sinh.

– Suy thận nặng không kèm thẩm phân máu.

– Shock cấp tính.

– Tăng đường huyết, với nhu cầu lớn hơn 6 đơn vị insulin/giờ.

– Bệnh lý tăng nồng độ trong máu của một số chất điện giải có trong thành phần của thuốc.

– Phù phổi cấp, suy tim tăng nước mất bù, mất nước nhược trương.

– Hội chứng tăng sinh bạch cầu.

– Tình trạng không ổn định như sau chấn thương nặng, đái tháo đường mất bù, nhồi máu cơ tim nặng, nhồi máu cơ tim nặng, nhiễm toan chuyển hóa, nhiễm trùng nặng và hôn mê do tăng bất thường nồng độ các chất trong huyết tương.

– Trẻ sơ sinh và dưới 2 tuổi.

Tác dụng không mong muốn

Khi sử dụng dung dịch Combilipid 1440ml có thể gặp các tác dụng không mong muốn như:

– Tăng thân nhiệt (<3%).

– Run rẩy, ớn lạnh, buồn nôn/nôn, tăng enzym gan thoáng qua, viêm tắc tĩnh mạch huyết khối ít gặp hơn.

– Các triệu chứng khác như dị ứng, phát ban da, mày đay, thở gấp và tăng /hạ huyết áp, hội chứng tan huyết, tăng sinh hồng cầu non, đau vùng bụng, đau đầu, buồn nôn, nôn, mệt mỏi và cường dương đã được báo cáo với tần suất cực hiếm.

– Khi quá liều hoặc quá tốc độ truyền chất béo hoặc sự biến đổi bệnh lý đột ngột của bệnh cảnh suy thận hay suy gan nặng có thể gây hội chứng quá tải chất béo.

Tương tác thuốc

Sử dụng Combilipid có tương tác với heparin, insulin, dầu đậu nành có chứa vitamin K tự nhiên: có thể gây tác dụng phụ hoặc thay đổi tác dụng của thuốc.

Hiện nay, chưa có dữ liệu lâm sàng nào cho thấy một trong các tương tác trên đây được xác định chính thức. Tuy nhiên, khi sử dụng đồng thời cũng cần được theo dõi chặt chẽ.

Lưu ý khi sử dụng thuốc và cách bảo quản

Sử dụng trên trẻ em:

Thuốc không được chỉ định ở trẻ em dưới 2 tuổi, vì lượng cystein quá thấp so với nhu cầu cystein ở trẻ.

Sử dụng trên người cao tuổi:

Người cao tuổi có thể mắc một số bệnh mắc kèm như đái tháo đường, thay đổi chức năng gan, thận,… Bởi vậy, cần chú ý khi sử dụng Combilipid 1440ml trên đối tượng này thông qua theo dõi tình trạng lâm sàng, xét nghiệm cận lâm sàng để có biện pháp xử lý kịp thời.

Sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú

Hiện nay, chưa có nghiên cứu cụ thể nào được thực hiện để đánh giá an toàn khi sử dụng thuốc trong thời kỳ mang thai và cho con bú. Bởi vậy, cần cân nhắc nguy cơ và lợi ích trước khi lựa chọn thuốc cho đối tượng này.

Người lái xe và vận hành máy móc:

Combilipid không ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc. Bởi vậy, có thể sử dụng thuốc Combilipid cho đối tượng này.

Các đối tượng khác cần chú ý:

Dịch truyền tĩnh mạch Combilipid 1440ml dùng rất thận trọng đối với các bệnh nhân có tình trạng chuyển hoá chất béo kém như:

– Suy thận.

– Đái tháo đường mất bù.

– Viêm tụy cấp.

– Rối loạn chức năng gan.

– Thiểu năng tuyến giáp (cùng với tăng triglyceride máu).

– Nhiễm trùng.

Khi sử dụng Combilipid với bệnh nhân có các bệnh lý này cần lưu ý:

– Bắt buộc phải theo dõi chặt chẽ nồng độ triglyceride trong huyết tương.

– Với bệnh nhân suy thận, cần kiểm soát chặt chẽ nồng độ phosphat và kali trong máu.

– Thận trọng khi dùng trên các bệnh nhân nhiễm toan chuyển hóa (do acid lactic), tăng áp suất thẩm thấu hoặc các trường hợp mất cân bằng nước chưa được điều chỉnh.

Điều kiện bảo quản

– Trong bao bì kín, không để đông lạnh.

– Ở nhiệt độ dưới 30oC.

– Để tránh nhiễm khuẩn, sản phẩm phải được sử dụng ngay sau khi nhũ dịch được trộn đều. Nếu không sử dụng ngay, không nên để quá 24h ở nhiệt độ 30oC.

Nhà sản xuất: Công ty JW Life Science Corporation – Hàn Quốc

Yhocvn.net

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook