Cấp cứu

Cơ thể nhiễm chì nguy hiểm thế nào?

Nhiễm chì nguy hiểm thế nào?

Theo các chuyên gia, người lớn hấp thụ chì thấp hơn trẻ nhỏ. Khi nhiễm độc chì, người lớn có thể chữa khỏi hoàn toàn, trẻ em lại dễ phải chịu ảnh hưởng xấu hơn.

Chì (Pb) là một kim loại nặng rất phổ biến trên trái đất. Được sử dụng rất phổ biến trong các hoạt động của con người. Chì rất dễ tích tụ vào nước và đất, gây ảnh hưởng đến con người và sinh vật trong khu vực.

Sử dụng rộng rãi chì đã dẫn đến ô nhiễm môi trường rộng lớn, phơi nhiễm với con người và các vấn đề sức khỏe cộng đồng quan trọng ở nhiều nơi trên thế giới. Nguồn quan trọng của ô nhiễm môi trường bao gồm khai thác mỏ, luyện kim, các hoạt động sản xuất và tái chế và trong một số quốc gia tiếp tục sử dụng sơn pha chì và xăng pha chì. Hơn 3/4 số tiêu thụ chì trên toàn cầu là để sản xuất ắc quy chì-axít cho xe có động cơ.Tuy nhiên, chì cũng được sử dụng trong nhiều sản phẩm khác, ví dụ như bột màu, sơn, hàn, kính màu, tàu pha lê, đạn dược, men gốm, đồ trang sức, đồ chơi và trong một số mỹ phẩm và các loại thuốc cổ truyền,…

Khi sinh sống ở những khu vực ô nhiễm chì, bạn có thể tích tụ lượng chì lớn trong cơ thể bằng nhiều con đường khác nhau. Trước hết là qua đường hô hấp, việc hít thở nguồn không khí nhiễm chì sẽ đưa kim loại này vào cơ thể, chủ yếu ở phổi và máu.

– Qua đường hô hấp, khi bụi bặm và không khí theo hơi thở vào phổi rồi mau chóng chuyển sang máu.

Cơ thể nhiễm chì nguy hiểm thế nào

Những nguồn gây nguy cơ nhiễm độc chì

– Qua ăn uống thực phẩm có chì hoặc tay dính chì đưa lên miệng trong khi làm việc.

Hàm lượng chì hấp thụ vào máu tùy theo tuổi và tùy theo lượng thực phẩm trong dạ dày. Khi ăn no, chỉ có 6% chì chuyển sang máu, còn lúc đói bụng thì có tới 60% chì vào máu. Với cùng số lượng chì ăn vào, trẻ em hấp thụ sang máu nhiều hơn người lớn.

Như các bạn đã biết, lượng chì trong mĩ phẩm sẽ gây ra nhiều tác hại đối với làn da, nhất là trong những sản phẩm trang điểm từ kem lót, kem nền, phấn phủ, phấn mắt, đặc biệt là son môi… Đó là những sản phẩm đều có chứa lượng chì cao để bám dính và tạo độ mịn. Ngoài ra, lượng chì còn xâm nhập vào cơ thể chúng ta bới những yếu tố khác như môi trường (khi chúng ta hít phải khói bụi có chứa chì), đồ ăn, nước uống… Do đó, hầu hết chúng ta đều bị nhiễm một lượng chì nhất định.

Chất độc của chì từ các loại mĩ phẩm trang điểm sẽ thẩm thấu qua da, gây ngộ độc, dị ứng. Mặc dù lượng chì trong mỹ phẩm có thể trong giới hạn cho phép, tác hại sẽ không biểu hiện ngay, nhưng về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Mặt khác, chì sẽ khiến làn da trở nên sạm màu, nhanh lão hóa, môi thâm, xấu đi theo thời gian và khiến các bạn bị phụ thuộc vào mĩ phẩm.

– Qua lớp da, tuy ít khi xẩy ra, đặc biệt là khi da bị trầy trụa, thương tích.

– Từ máu, chì chuyển vào các cơ quan như gan, thận, não, lá lách, cơ bắp, tim…

Sau vài tuần lễ, đa số chì xâm nhập xương và răng và ở đó cả vài chục năm. Phần còn lại theo nước tiểu thải ra ngoài. Nếu thường xuyên tiếp cận với chì, hàm lượng chì trong cơ thể sẽ tích tụ mỗi ngày một nhiều.

Sau khi hấp thu, chì tác động lên hệ thống enzyme vận chuyển hiđro gây nên một số rối loạn cơ thể, trong đó chủ yếu là rối loạn bộ phận tạo huyết (tủy xương). Chì xâm nhập vào máu và ít nhất khoảng 99% lượng chì gắn với hồng cầu.

Chì tồn tại trong cơ thể dưới dạng nào

Về lâu dài, chì tập trung chủ yếu ở xương, đặc biệt ở vỏ xương. Ở người lớn, 95% lượng chì của cơ thể ở xương, trong khi ở trẻ em là 70%. Chì cũng xâm nhập cả móng tay, chân, mồ hôi, nước bọt và sữa. Chì đào thải khỏi cơ thể rất chậm và cứ ở xương trong nhiều năm.

Cụ thể, lượng chì hấp thu vào cơ thể không được giữ lại sẽ được đào thải chủ yếu qua nước tiểu (khoảng 65%) và qua mật (khoảng 35%). Một lượng rất nhỏ qua mồ hôi, lông tóc và móng. Trẻ em giữ lại chì trong cơ thể nhiều hơn so với người lớn, trẻ giữ lại tới 33% lượng chì so với 1-4% ở người lớn.

Tuy nhiên, chì tích luỹ trong xương còn có thể đi vào máu trong quá trình mang thai, do đó thai nhi bị phơi nhiễm, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe em bé sau này.

Theo các chuyên gia, người lớn hấp thụ chì thấp hơn trẻ nhỏ. Khi nhiễm độc chì, người lớn có thể chữa khỏi hoàn toàn, trẻ em lại dễ phải chịu ảnh hưởng xấu hơn.Với ngộ độc nhẹ, trẻ bỏ ăn, hay quấy khóc, không nghe lời. Người lớn ăn không ngon, trí nhớ kém, khó ngủ, khả năng làm việc giảm. Với các trường hợp nhiễm độc nặng trẻ có thể bị liệt, co giật và hôn mê, người lớn bị suy thận.

Ảnh hưởng của chì tới sức khỏe con người

Với trẻ em: Chì gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe của trẻ em. Ở các cấp độ phơi nhiễm cao, chì tấn công não và hệ thống thần kinh trung ương gây hôn mê, co giật và thậm chí tử vong. Trẻ em sống sót sau nhiễm độc chì nghiêm trọng có thể để lại sự chậm phát triển tâm thần và rối loạn hành vi. Ở cấp độ phơi nhiễm thấp hơn chì không gây ra triệu chứng rõ ràng và trước đây được coi là an toàn, chì bây giờ được biết tạo ra một phổ rộng của các thương tổn trên nhiều hệ thống cơ thể (multiple body systems). Đặc biệt là chì ảnh hưởng đến sự phát triển não của trẻ em dẫn đến giảm chỉ số thông minh (IQ), thay đổi hành vi như rút ngắn khoảng chú ý và tăng hành vi chống đối xã hội và giảm độ học vấn. Phơi nhiễm với chì cũng gây thiếu máu, tăng huyết áp, suy thận, miễn dịch độc tố (immunotoxicity) và độc tính (toxicity) đối với cơ quan sinh sản. Các ảnh hưởng về thần kinh và hành vi (neurological and behavioural effects) của chì được cho là không thể hồi phục.

Không biết được về nồng độ chì an toàn trong máu nhưng người ta biết khi phơi nhiễm với chì gia tăng thì phạm vi và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và các ảnh hưởng cũng tăng lên. Thậm chí nồng độ chì trong máu nhỏ nhất là 5mg/dl từng được cho là một “mức an toàn” (safe level), có thể dẫn đến giảm trí thông minh ở trẻ em, khó khăn về hành vi và các vấn đề học tập. Điều khích lệ là thành công việc xóa bỏ xăng pha chì trong hầu hết các nước đã dẫn đến một sự suy giảm đáng kể nồng độ chì trong máu ở mức quần thể (population-level blood lead concentrations).

Đối với người lớn: Ở mức độ nặng – nồng độ chất chì ở trong máu trên 100 µg/dL: hệ thần kinh trung ương ở não xuất hiện cơn co giật, hôn mê, liệt thần kinh sọ não, rối loạn tiêu hóa, nôn kéo dài, biểu hiện bệnh lý thận…

Ở mức độ trung bình – nồng độ chất chì ở trong máu từ 70 đến 100 µg/dL: đau đầu, mất trí nhớ, suy giảm khả năng tình dục, rối loạn tiêu hóa, vị giác có vị kim loại, đau bụng, táo bón…Ở mức độ nhẹ – nồng độ chì trong máu 40 – 69 µg/dL: buồn ngủ, mệt mỏi, giảm trí nhớ, có dấu hiệu bệnh lý thận, tăng huyết áp, rối loạn tiêu hóa.

Chì là một kim loại độc hại, việc sử dụng rộng rãi chì đã gây ra ô nhiễm môi trường rộng rãi và các vấn đề sức khỏe ở nhiều nơi trên thế giới. Nó là một chất độc tích lũy mà ảnh hưởng đến nhiều hệ thống cơ thể, bao gồm thần kinh, huyết học, hệ tiêu hóa, hệ tim mạch, thận. Trẻ em đặc biệt dễ bị ảnh hưởng thần kinh bởi chì, thậm chí mức độ phơi nhiễm tương đối thấp có thể gây ra nghiêm trọng và trong một số trường hợp gây tổn thương thần kinh không hồi phục. Phơi nhiễm với chì được ước tính chiếm khoảng 0,6% gánh nặng bệnh tật toàn cầu với gánh nặng cao nhất trong các vùng đang phát triển. Trẻ em phơi nhiễm với chì được ước tính đóng góp khoảng 600.000 trường hợp mới của trẻ em bị khuyết tật trí tuệ hàng năm. Giảm việc sử dụng chì gần đây trong xăng, sơn, đường ống dẫn nước và hàn đã dẫn đến giảm đáng kể mức độ chì trong máu. Tuy nhiên, các nguồn phơi nhiễm quan trọng vẫn còn, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Đặc biệt phải loại bỏ các loại thực phẩm có nhiễm chì vượt ngưỡng cho phép.

Phòng chống nhiễm độc chì

Nỗ lực hơn nữa được đòi hỏi để tiếp tục làm giảm việc sử dụng và phóng thích chì và giảm phơi nhiễm môi trường và nghề nghiệp, đặc biệt là cho trẻ em và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Các can thiệp bao gồm loại bỏ sử dụng chì không cần thiết như chì trong sơn, đảm bảo tái chế an toàn chất thải có chứa chì, giáo dục công chúng về tầm quan trọng của việc xử lý an toàn của máy tính và pin axit chì, giám sát nồng độ chì trong máu ở trẻ em, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và người lao động.

Chúng ta cần giữ gìn môi trường trong sạch, tránh gây ô nhiễm, định kỳ kiểm tra tình hình sức khỏe, xét nghiệm máu để xác định nồng độ chỉ ở trong máu nhằm có biện pháp xử trí kịp thời, phù hợp. Cuối cùng mỗi người hãy là những người tiêu dùng thông minh khi mua các sản phẩm thực phẩm để đảm bảo dinh dưỡng và tránh các nguy cơ tiềm ẩn cho sức khỏe.

Yhocvn.net tổng hợp từ IMPE, WHO

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

+ GS Nguyễn Thị Dụ: Nhiễm chì nhẹ cũng đủ làm hại cả 1 thế hệ

+ Nhận biết nhiễm độc chì và cách phòng tránh

+ Liệt người do uống thuốc nam nhiễm chì

adminyhoc

Recent Posts

Hiểu biết đầy đủ về bệnh túi thừa

Bệnh túi thừa xảy ra ở khoảng 5% và tăng mạnh ở dân số phương…

4 days ago

Các bước cải thiện sức khỏe đường ruột

Sức khỏe đường ruột khỏe mạnh, bao gồm môi trường đường ruột cân bằng và…

5 days ago

Mối liên hệ giữa hệ vi sinh đường ruột bệnh vảy nến, bệnh chàm

Bệnh vảy nến là căn bệnh da liễu khá phổ biến với các biểu hiện…

5 days ago

Sự thay đổi hệ vi sinh đường ruột ảnh hưởng đến sức khỏe người cao tuổi như thế nào?

Sự thay đổi các vi sinh vật trong hệ vi sinh đường ruột ảnh hưởng…

6 days ago

Vi khuẩn đường ruột thay đổi gây lão hóa khi lớn tuổi như thế nào

Các loại vi khuẩn trong ruột của người già rất khác nhau và có liên…

6 days ago

Nguy cơ mắc bệnh tim mạch do mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột

Y học đã chứng minh khi hệ vi sinh đường ruột mất cân bằng có…

6 days ago