Những nghiên cứu và kết luận sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tác dụng quý giá đó.
Hạt đu đủ
Quả đu đủ chín thường có hạt màu đen, rất cứng vậy nên ngoài tác dụng lấy hạt trồng cây ít ai nghĩ đến việc giữ lại nó sau khi ăn quả. Tuy nhiên những tác dụng sau đây có thế khiến bạn phải suy nghĩ lại.
Hạt đu đủ chứa các tác nhân ngăn chặn sự tăng trưởng của tế bào ung thư và các khối u. Cụ thể, hạt đu đủ có chứa isothiocyanate tác động tốt tới đại tràng, vú, phổi, bạch cầu và giảm nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt.
Cụ thể, hạt đu đủ chứa chất dinh dưỡng quan trọng giúp chữa lành bệnh xơ gan. Dùng 5 hoặc 6 hạt đu đủ đã phơi khô xayhoặc nghiền nát. Sau đó sử dụng cùng với thức ăn hoặc nước trái cây, đặc biệt là nước cốt chanh, liên tục trong 30 ngày. Rất nhiều trường hợp đã chữa khỏi bệnh gan sau thời gian sử dụng phương pháp này.
Bên cạnh đó, hạt đu đủ còn có công dụng kháng khuẩn tuyệt vời vì có thể dùng để loại bỏ khỏi cơ thể các loại ký sinh trùng đường ruột nhờ hàm lượng enzyme cao – một chất phân giải protein giúp phân hủy ký sinh trùng và trứng của chúng cũng như các protein không tiêu hóa hết trong thực phẩm.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng hạt đu đủ cũng có tác dụng kháng khuẩn và chống viêm mạnh mẽ ở hệ tiêu hóa và đặc biệt hiệu quả trong việc tiêu diệt E. coli, Salmonella, tụ cầu khuẩn, và bệnh nhiễm khuẩn khác.
Ngoài ra, theo nghiên cứu tại trường đại học Karachi, hạt đu đủ có thể được sử dụng để điều trị bệnh thận và ngăn ngừa suy thận và ngăn ngừa các tác nhân gây ngộ độc thận.
Hạt me
Hạt me chứa nhiều protein, axit amin, các axit béo thiết yếu và khoáng chất và có những lợi ích sức khỏe không ngờ như chữa đau họng, trị chứng khó tiêu, viêm khớp, tiểu đường, bệnh tim… và đặc biệt được biết đến rộng rãi với đặc tính chống ung thư.
Các chiết xuất hạt me không chỉ điều trị và còn phòng ung thư đại tràng. Nó cũng làm chậm ung thư biểu mô tế bào thận và giảm stress oxy hóa, có thể tăng cường sản sinh gốc tự do và khiến bạn có nguy cơ ung thư.
Ngoài ra, hạt me còn hỗ trợ sản sinh haemoglobin, tế bào hồng cầu, tế bào bạch cầu và tiểu cầu. Nó cũng làm tăng hàm lượng các tế bào miễn dịch, CD4 và CD8 giúp bảo vệ chống lại nhiều loại bệnh nhiễm trùng và bệnh tật. Nó có thể làm giảm hàm lượng glucose trong máu bằng cách làm giảm áp lực lên tuyến tụy, hỗ trợ giảm cân và giảm mỡ máu cùng với cải thiện kháng insulin ở những người bị tiểu đường.
Vì giàu chất béo không no và kali, đóng vai trò trong việc kiểm soát cholesterol nên hạt me cũng rất tốt cho người bị bệnh tim. Nó chứa axit linolenic, axit béo thiết yếu và phòng ngừa các rối loạn tim mạch như xơ vữa động mạch và bệnh tim mạch vành, cùng với phòng ngừa huyết áp cao.
Để sử dụng hạt me, người ta thường rang hạt me và tán thành bột để dùng dần. Cụ thể, nước hạt me (bột hạt me pha nước ấm) có thể dùng như loại nước súc họng tự nhiên vì nó giàu chất chống viêm và các thành phần kháng khuẩn giúp chống lại đau họng, cảm lạnh và ho. Nước hạt me cũng rất tốt trong hỗ trợ tiêu hóa, làm tăng sản sinh axit mật do nó có hàm lượng chất xơ cao.
Hạt vải
Hạt vải là vị thuốc đã được sử dụng trong dân gian và Đông y từ rất lâu đời tuy nhiên gần như 100% những người ăn vải hiện nay đều vứt bỏ hạt vì không ý thức được tác dụng của nó.
Trong Đông y, hạt vải có tên lệ chi hạch có vị cam sáp (ngọt chát), tính ôn (ấm), vô độc (không độc); quy kinh vào 3 kinh can, vị và thận chủ yếu dùng để chữa “sán khí thống” (thoát vị, đau) do hàn ngưng khí trệ, tinh hoàn sưng đau, đau dạ dày thể can vị bất hòa, thống kinh và sản hậu đau bụng do về hóa can uất khí trệ, huyết ứ.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, thuốc chế từ hạt vải có tác dụng ức chế rõ ràng đối với kháng nguyên bề mặt của virut viêm gan B; có tác dụng phòng ngừa hình thành sỏi mật, có khả năng chữa trị một số thể bệnh đau dạ dày.
Bên cạnh đó, hạt vải có tác dụng cải thiện quá trình chuyển hóa đường, có khả năng phòng trị đái tháo đường, cũng như phòng ngừa các biến chứng thận ở những người mắc đái tháo đường; Cơ chế tác động đối với đường huyết của hạt vải tương tự như tác dụng của biguanide.
Để sử dụng hạt vải, người ta có thể phơi khô, thái nhỏ, sắc lấy nước hoặc cô lại thành cao rồi chế thành viên uống. Cách khác là hạt vải đem sấy khô, tán mịn và cho vào lọ nút kín dùng dần.
Hạt nhãn
Nhãn đang vào mùa và là loại quả được rất nhiều người ưa thích. Tuy nhiên, ngoài phần cùi ngon ngọt, ít ai biết rằng hạt nhãn cũng có rất nhiều tác dụng không ngờ.
Điển hình nhất là hạt nhãn có tác dụng chữa trị rắn cắn. Một số người thường lấy mắt hạt nhãn ấn vào chỗ rắn cắn, các chất trong hạt nhãn sẽ hấp thụ nọc độc của rắn, do đó mà vết cắn được chữa trị.
Nếu bạn bị chảy máu, bạn lấy hạt nhãn giã nhỏ và đắp lên vết thương mỗi ngày một lần. Vết thương sẽ nhanh chóng cầm máu, liền sẹo. Nếu vết thương ở đầu tóc mà được rắc bột hạt nhãn, về sau chỗ đó vẫn có thể mọc được tóc.
Ngoài ra, hạt của quả nhãn có chứa hợp chất saponin rất tốt cho tóc. Vì vậy, ta có thể sử dụng hạt nhãn thay nước gội đầu.
Nếu ngón chân ngứa gãi lở loét đau nhức, bạn hãy lấy hạt nhãn đốt cháy thành than, tán nhỏ rắc vào vết thương sẽ hết ngứa và lên da non. Khi bị ghẻ ngứa, bạn lấy hạt nhãn rang gần cháy đen, nghiền nhỏ mịn, hòa với dầu vừng (mè) để bôi cũng rất hiệu quả…
Như vậy hằng ngày chúng ta vẫn đang vô tình bỏ phí không ít loại thuốc quý rất gần gũi mà không biết. Sau khi đọc bài này độc giả có thể giữ lại những loại hạt dường như tầm thường và vô giá trị nói trên để sử dụng khi cần thiết. Tuy nhiên để sử dụng an toàn và hiệu quả nhất, bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sỹ đông y.
V.K (Tintuconline tổng hợp)/VietNamNet
Nguồn: TTOnline
Chưa có bình luận.