Căn bệnh lạ này khiến bệnh nhân không thể chợp mắt, hình thành ảo giác, có hành vi bất thường và dần kiệt sức cho đến khi chết.
Mất ngủ có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và cuộc sống của người mắc bệnh. Mất ngủ trong một đêm có thể mang đến cảm giác rất khó chịu, tuy nhiên điều đó không là gì với những người kém may mắn mắc phải căn bệnh khiến họ không thể chợp mắt cho đến khi cơ thể kiệt quệ và tử vong. Đó là những dấu hiệu của một dạng mất ngủ hiếm gặp có tên FFI.
Bệnh mất ngủ FFI là dạng bệnh hiếm, xác suất mắc bệnh chưa tới 1 ca trong 10 triệu người. FFI có thể mang đến những trạng thái tồi tệ nhất cho người mắc bệnh.
Bệnh mất ngủ FFI là dạng bệnh hiếm, xác suất mắc bệnh chưa tới 1 ca trên 10 triệu người.
Nguyên nhân gây bệnh mất ngủ FFI là do một dạng protein đột biến có tên PrPSc, chỉ được tìm thấy trong 40 gia đình trên khắp thế giới và ảnh hưởng đến khoảng 100 người. Những biểu hiện đầu tiên của bệnh cũng giống như các triệu chứng của mất ngủ thông thường, đi kèm với những cơn đau dữ dội, chứng hoang tưởng và ám ảnh sợ hãi.
Nguyên nhân gây bệnh mất ngủ FFI là do một dạng protein đột biến có tên PrPSc, chỉ được tìm thấy trong 40 gia đình trên khắp thế giới.
Những biểu hiện đầu tiên cũng giống như các triệu chứng của bệnh mất ngủ thông thường.
Sau 4 tháng, bệnh nhân sẽ bắt đầu hình thành ảo giác. Đôi khi người mắc bệnh còn cóhành động giống như đang mơ mặc dù họ không hề ngủ. Một phụ nữ mắc bệnh làm nghề tạo mẫu tóc đã từng có động tác chải một mái tóc trong tưởng tượng mà không hề có ý thức về nó.
5 tháng sau đó, những người mắc bệnh hoàn toàn mất ngủ và bị sút cân nhanh chóng. 6 tháng tiếp theo, bệnh nhân dần trở nên mất trí và trong trạng thái mơ màng, bất động. Cơ thể họ dần suy kiệt và dẫn đến tử vong. Tuổi thọ trung bình của một bệnh nhân sau khi xuất hiện các triệu chứng là 18 tháng.
Tuổi thọ trung bình của một bệnh nhân sau khi xuất hiện các triệu chứng là 18 tháng.
Hiện nay trên thế giới vẫn chưa có phương pháp điều trị cho bệnh mất ngủ FFI. Nhiều bệnh nhân mắc bệnh qua đời đã hiến não cho nghiên cứu để tìm ra phương pháp cứu chữa cho những người không may mắc bệnh này.
Lam Anh – Nguồn: Viralnova
Nguồn: Emdep
Chưa có bình luận.