Bờ miệng lúc nào cũng như những ngày đông hanh giá mà không phải do nóng hay thiếu nước? Có chuyện gì vậy? Đây là chứng bệnh của người già ư?
Ảnh minh họa |
Gần đây, bà Hoàng Thị Hoa, ở Bùi Thị Xuân, Hà Nội, nhận thấy bờ môi của mình chẳng những nhạt dần đi mà còn trở lên khô, tróc, rồi nứt lẻ. Bà đã thử bôi Vaseline dưỡng ẩm, chịu khó uống nhiều nước nhưng vẫn không cải thiện được tình hình. Đi khám, bà mới biết mình bị khô miệng, một chứng mà người già rất hay gặp phải.
Khô miệng gây bất tiện trong sinh họat hàng ngày. Một số người thường gặp tình trạng miệng bị khô và nhiều đàm nhớt. Một số người khác có cảm giác bỏng rác hoặc gặp khó khăn trong việc ăn uống. Điều này khiến cho cổ họng cũng bị khô và nuốt khó do thiếu chất lỏng. Mặt khác, người bị khô miệng có thể làm phát triển một số bệnh lý khác về miệng như rát miệng, môi nứt nẻ, lưỡi bị khô và nhám.
Khô miệng thỉnh thoảng xuất hiện khi bạn có tâm trạng lo lắng, buồn bực, căng thẳng tinh thần hoặc do sử dụng thuốc. Nhưng nếu khô miệng xuất hiện thường xuyên trong ngày, bạn cần đến bác sĩ hoặc nha sĩ để thăm khám. Đặc biệt, ở người lớn tuổi, khô miệng đôi khi không phải là triệu chứng của tuổi già.
Khô miệng thường xảy ra khi các tuyến trong miệng không hoàn thành nhiệm vụ tiết ra nước bọt. Nước bọt có một vai trò hết sức quan trọng. Nó có tác dụng giữ cho miệng luôn ướt, giúp bảo vệ răng khỏi bị sâu, làm lành những cơn đau rát đồng thời ngăn ngừa nhiễm trùng miệng do vi khuẩn, virus và nấm gây ra trong miệng. Nước bọt còn liên quan đến việc cảm nhận mùi vị. Khi có thể thiếu nước bọt, miệng sẽ bị tổn thương.
Có nhiều nguyên nhân khiến cho họat động của tuyết tiết nước bọt hoạt động kém hiệu quả. Người ta ước tính có khỏang 400 loại thuốc làm cho tuyến nước bọt tiết ít hơn hoặc làm thay đổi thành phần của nước bọt trong việc thực hiện chức năng quan trọng này. Chẳng hạn như thuốc chữa bệnh dị ứng, thuốc cầm tiểu, thuốc ngừa huyết áp cao, và thuốc chữa trầm cảm dẫn đến bệnh khô miệng.
Ngoài ra, khô miệng còn xảy ra ở người mắc bệnh tiểu đường và Parkinson. Một số bệnh ung thư cũng có thể gây ảnh hưởng đến họat động của tuyến tiết nước bọt. Liệu pháp điều trị đầu và cổ bằng tia X cũng làm việc sản sinh nước bọt ít hơn, liệu pháp hóa học có thể làm nước bọt tiết ra dày hơn đồng thời gây ra tình trạng miệng bị khô và nhiều đám nhớt hơn. Một số tổn thương ở vùng đầu hoặc cổ có thể gây hại cho các dây thần kinh có nhiệm vụ sản sinh ra nước bọt.
Việc điều trị tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây bệnh. Nếu bạn nghĩ rằng mình đang bị khô miệng, hãy đến nha sĩ hoặc bác sĩ để khám. Nếu như bạn bị khô miệng do sử dụng thuốc, cần yêu cầu bác sĩ thay đổi lọai thuốc khác phù hợp hơn. Nếu tuyến nước bọt họat động kém hiệu quả nhưng vẫn sản sinh ít nước bọt, bác sĩ hoặc nha sĩ sẽ cho sử dụng thuốc có tác dụng làm cho tuyến nước bọt họat động tốt hơn. Hoặc sử dụng nước bọt nhân tạo để giữ miệng luôn ướt.
Để giữ miệng luôn khỏe
– Uống nước lọc hoặc nước ngọt không đường giúp việc nhai và nuốt thức ăn dễ chịu hơn.
– Nhai kẹo cao su không đường hoặc kẹo cứng không đường có tác dụng kích họat khả năng tiết nước bọt trong miệng.
– Nên sử dụng máy giữ độ ẩm không khí vào ban đêm giúp tăng cường việc làm ẩm không khí trong lúc ngủ.
– Cần tránh: Các thức uống có chứa cafein như trà, cà phê và soda. Đặc biệt, cà phê dễ làm khô miệng hơn cả. Không hút thuốc là hoặc uống rượu sẽ làm khô miệng. Tránh ăn thực phẩm nhiều muối và gia vị làm khô miệng.
Thuỳ Như
Chưa có bình luận.