Triệu chứng lâm sàng: hai mắt và da có màu vàng sẫm, sắc mặt vàng mà tối, dưới sườn có khối đau, ấn tay vào khó chịu, ngoài ra có vết đỏ như mạng nhện, hoặc có đám xuất huyết dưới da, đại tiện phân đen, chất lưỡi nhạt xanh, hoặc tía tối, mạch huyền sác hoặc tế sác.
Do huyết ứ sinh ra chứng hiếp thống
Nguyên nhân bệnh: do can khí uất kết, hoặc do khí trệ lâu ngày dẫn đến huyết ứ làm tắc nghẽn mạch lạc.
Lá, hoa, quả và rễ cây qua lâu. |
Triệu chứng lâm sàng: đau nhói vùng sườn, đau tăng lên khi cử động, vùng đau cố định, đau tăng về ban đêm.
Phương pháp điều trị: sơ can thông lạc, hoạt huyết khư ứ.
Bài thuốc: Phục nguyên hoạt huyết thang.
Sài hồ 16g, đào nhân 12g, thiên hoa phấn 12g, xuyên sơn giáp (vảy tê tê) 12g, đại hoàng 8g, chích thảo 4g.
Ngày uống 1 thang sắc 3 lần uống 3 lần trong ngày trước khi ăn, uống khi thuốc còn ấm. Tuỳ chứng có thể gia vị cho thích hợp.
Do huyết ứ sinh ra chứng hoàng đản
Nguyên nhân bệnh: do chứng hoàng đản lâu ngày không khỏi, dẫn đến chứng âm hoàng đản, bệnh lâu ngày phạm vào huyết phận, huyết lạc ứ kết mà gây ra.
Triệu chứng lâm sàng: hai mắt và da có màu vàng sẫm, sắc mặt vàng mà tối, dưới sườn có khối đau, ấn tay vào khó chịu, ngoài ra có vết đỏ như mạng nhện, hoặc có đám xuất huyết dưới da, đại tiện phân đen, chất lưỡi nhạt xanh, hoặc tía tối, mạch huyền sác hoặc tế sác.
Phương pháp điều trị: hoạt huyết hoá ứ, thoái hoàng.
Bài thuốc thường dùng: Cách hạ trục ứ thang.
Đương qui 12g, đào nhân 12g, xuyên khung 8g, hồng hoa 12g, xích thược 8g, đan bì 8g, ngũ linh chi 8g, huyền hồ 4g, ô dược 8g, hương phụ 8g, chỉ xác 4g, chích thảo 4g.
Ngày uống 1 thang sắc uống 3 lần, tuỳ chứng, sức khoẻ của bệnh nhân có thể gia giảm cho thích hợp.
Chứng huyết ứ trong cổ trướng
Nguyên nhân bệnh: do nghiện rượu, hoặc tình chí uất kết, hoặc do trúng độc ngoại tà làm tổn thương can tỳ, huyết ứ làm nghẽn tắc lạc mạch, thuỷ dịch ngưng đọng lại mà sinh ra bệnh.
Triệu chứng lâm sàng: sườn và bụng trướng đầy, sưng to đau từng cơn, sắc mặt tối xạm, lòng bàn tay bàn chân đỏ, môi đỏ tía màu tối, khát nhưng không muốn uống, đại tiện phân đen.
Phương pháp điều trị: hoạt huyết hoá ứ, hành khí lợi thuỷ.
Bài thuốc thường dùng: Điều doanh ẩm.
Đương quy 12g, cù mạch 12g, xuyên khung 8g, đại hoàng 6g, xích thược 8g, tân lang 8g, nga truật 12g, trần bì 12g, huyền hồ 8g, đại phúc bì 8g, đình lịch tử 12g, xích phục linh 12g, tang bạch bì 12g, tế tân 4g, quan quế 6g, chích thảo 4g.
Ngày uống 1 thang sắc 3 lần uống 3 lần trong ngày trước khi ăn, uống khi thuốc còn ấm.
Do huyết ứ sinh ra chứng hung thống
Xuyên sơn giáp (vảy con tê tê). |
Nguyên nhân bệnh: do tổn thương về tình chí, khí cơ bị tổn thương huyết không lưu thông, lạc mạch bị ứ trệ, hoặc do ốm đau bệnh phạm vào đường lạc, tâm mạch làm tắc nghẽn đường mạch, xâm phạm vào tâm, tâm mạch bị tê nghẽn mà sinh ra bệnh.
Triệu chứng lâm sàng: đau nhói vùng ngực, đau vùng tâm xiên ra lưng, điểm đau cố định, đau nhiều về đêm, tâm hồi hộp.
Phương pháp điều trị: khoan hung thông dương, hoạt huyết hoá ứ, thông lạc chỉ thống.
Bài thuốc thường dùng: Chỉ thực giới bạch quế chi thang, phối hợp với bài Thất tiếu tán, hoặc bài Huyết phủ trục ứ thang.
Bài Chỉ thực giới bạch quế chi thang:
Chỉ thực 8g, hậu phác 12g, giới bạch 20 – 30g, qua lâu 12g, quế chi 12g.
Bài Thất tiếu tán:
Ngũ linh chi 20g, bồ hoàng 20g.
Bài Huyết phủ trục ứ thang:
Đương qui 12g, cát cánh 6g, sinh địa 12g, cam thảo 4g, xích thược 15g, hồng hoa 12g, đào nhân 16g, chỉ xác 8g, xuyên khung 6g, ngưu tất 12g, sài hồ 4g.
Tuỳ chứng của bệnh nhân mà phối hợp giữa các bài và gia giảm cho phù hợp. Ngày uống một thang.
Do trúng phong sinh ra chứng huyết ứ
Nguyên nhân bệnh: do khí huyết ứ trệ, huyết mạch tê nghẽn mà sinh ra chứng trúng phong huyết ứ.
Triệu chứng lâm sàng: đây là di chứng của chứng trúng phong, có những triệu chứng như bán thân bất toại, nói khó, có trường hợp cấm khẩu, miệng mắt méo xệch, lưỡi nhợt.
Phương pháp điều trị: hoạt huyết ích khí sơ thông kinh lạc.
Bài thuốc: Bổ dương hoàn ngũ thang.
Đương qui 12g, xích thược 12g, xuyên khung 8g, đào nhân 12g, hoàng kỳ 16g, hồng hoa 12g, địa long 12g.
Tuỳ chứng có thể gia giảm cho phù hợp. Ngày uống 1 thang chia 3 lần.
TTND.Bs. Nguyễn Xuân Hướng
Nguồn: suckhoedoisong.vn
Chưa có bình luận.