Thứ Bảy, 22/10/2016 | 19:30

Tuy không phải là căn bệnh nguy hiểm nhưng tình trạng ê buốt răng thường làm cho bệnh nhân khó chịu, gặp rắc rối trong chuyện ăn uống. Nếu để tình trạng ê buốt răng kéo dài thì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của con người.

Chớ coi thường ê buốt răng kéo dàiKhám răng cho trẻ tại BV Răng Hàm Mặt TW TP.HCM

Thủ phạm giấu mặt

BS Hoàng Hải – Trưởng khoa Răng Hàm Mặt (BV Nhân dân Gia Định) cho biết, khi ăn các đồ chua, lạnh, nóng, cứng mà bị ê buốt răng chứng tỏ họ đã gặp phải tình trạng răng nhạy cảm. Theo BS Hải, răng nhạy cảm hay còn nói là răng ê buốt là cách gọi thông thường của tình trạng quá cảm ngà hoặc triệu chứng ê buốt chân răng. Có thể thấy, răng bị ê buốt không phải là hiện tượng hiếm mà rất phổ biến hiện nay. Theo kết luận của ngành răng hàm mặt trong nước, đa số người Việt đã và đang phải đối mặt với tình trạng răng nhạy cảm.

Có thể nói, tuy không gây ra nhiều đau đớn nhưng răng nhạy cảm thực sự gây khó chịu đối với những người mắc phải, ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý cũng như chất lượng cuộc sống của họ. Đáng quan ngại hơn, những người gặp tình trạng ê buốt lại thường chủ quan, cho rằng ê buốt răng sẽ tự khỏi mà không cần lưu tâm tìm giải pháp.

BS Đỗ Tú Duyên – Phòng khám Nha khoa 126 Hai Bà Trưng, TP.Quy Nhơn cho hay, một nguyên nhân thường thấy khi răng bị ê là do chúng ta đánh răng không đúng cách: “Có thể do đánh răng quá mạnh làm mòn cổ răng hoặc có thói quen ăn đồ cứng như nhai sụn xương làm mòn răng quá mức cũng gây ê răng”. Cũng theo BS Đỗ Tú Duyên, cổ răng bị mòn đi đôi với nướu răng tuột lộ chân răng nên răng bị nhạy cảm. Như vậy đánh răng không đúng cách là nguyên nhân hàng đầu làm cho răng trở nên ê buốt. Vì như ông Giao chia sẻ, thay vì đánh dọc răng ông lại có thói quen chà ngang hàm răng quá mạnh nên đã vô tình làm mòn men răng. Đây là cơ hội để cho các loại thực phẩm chua nóng lạnh trở thành tác nhân trực tiếp gây ê buốt răng. Tác nhân thứ hai gây ê buốt răng là do thức ăn hoặc thức uống chứa nhiều acid, thực phẩm cứng. Acid trong các loại thức uống như soda, nước ngọt, nước cam là thủ phạm chính làm mòn men răng. Các loại thực phẩm có hàm lượng đường cao cũng sẽ kích thích sự phát triển của các vi khuẩn trong miệng, làm xói mòn men răng, dẫn đến tăng sự nhạy cảm ở răng. Khi men răng bị mòn, các kích thích tố như lạnh, nóng, chua, ngọt khi ăn uống sẽ làm chuyển động dịch ngà trong ống ngà dây thần kinh và gây ra chứng ê buốt. Đó là lý do nhiều người bị chứng ê răng thường phải kiêng khem những món ăn thức uống mình yêu thích.

Những thói quen “phản chủ”

Để hạn chế tình trạng răng bị nhạy cảm, ê buốt chúng ta cần có thói quen chải răng đúng cách, thường xuyên lấy cao răng để giữ sạch răng miệng. Nếu đã áp dụng các phương pháp trên nhưng chứng răng ê buốt vẫn không thuyên giảm, bạn có thể đang gặp vấn đề khác nghiêm trọng hơn, vì thế cần đến gặp nha sĩ để được tư vấn chuyên sâu” – BS Đỗ Tú Duyên khuyến cáo.

Hầu hết mọi người sau khi ăn xong đều có thói quen xỉa răng bằng tăm tre. Tuy nhiên theo lời khuyên của các nha sĩ, việc xỉa răng bằng tăm có tác dụng không tốt vì làm ảnh hưởng nhiều đến chân răng và lợi (nướu). Một số người xỉa răng gây chảy máu là do răng đã bị viêm nhiễm nặng. Đây là thói quen không hay, cách tốt nhất là dùng chỉ nha khoa vừa vệ sinh vừa khoa học.

Hiện nay, tẩy trắng răng đang trở thành phong trào vì hy vọng mang lại hàm răng sáng bóng. Tuy nhiên, với những phương pháp và thao tác không đúng kỹ thuật thì rất dễ dẫn tới trường hợp răng trở nên nhạy cảm sau khi tẩy trắng. Những trường hợp làm trắng răng không đúng quy trình hay nồng độ vượt quá mức cho phép sẽ làm tụt nướu do mô nướu bị kích thích bởi thuốc tẩy và răng mất lớp bảo vệ bề mặt. Lúc đó hàm răng bị nhạy cảm sau khi tẩy trắng. Vì thế chúng ta nên tham khảo ý kiến BS trước khi quyết định tẩy trắng răng, cũng như lựa chọn những địa chỉ nha khoa uy tín. Ngoài ra các bệnh răng miệng khác cũng là thủ phạm tiềm ẩn gây ra triệu chứng ê răng, như hiện tượng tụt nướu hoặc bệnh nha chu làm cho ngà răng bị lộ ra. Một số người có hàm răng chắc khỏe nhưng có chiếc bị sứt mẻ cũng gây ra tình trạng ê buốt. Theo BS Đỗ Tú Duyên, lúc đó răng đã bị chấn thương gây chết tủy nên phải điều trị tủy răng càng sớm càng tốt.

Để hạn chế tình trạng răng bị nhạy cảm, ê buốt chúng ta cần có thói quen chải răng đúng cách, thường xuyên lấy cao răng để giữ sạch răng miệng. Nếu đã áp dụng các phương pháp trên nhưng chứng răng ê buốt vẫn không thuyên giảm, bạn có thể đang gặp vấn đề khác nghiêm trọng hơn, vì thế cần đến gặp nha sĩ để được tư vấn chuyên sâu” – BS Đỗ Tú Duyên khuyến cáo.

Bài, ảnh: Ngọc Quang

Nguồn: Giáo dục Online

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook