Cận thị do nhiều nguyên nhân, trong đó một chế độ ăn uống thiếu chất, hoạt động thị lực không đúng cách. Vậy nên, vấn đề ăn uống thế nào giúp phòng và chữa bệnh cận thị cũng rất quan trọng.
Bác sĩ nhãn khoa nổi tiếng người Mỹ B.Lein khẳng định: Một chế độ ăn thừa đường, canxi, protein và thiếu crôm làmbệnh cận thị nặng thêm. Bản thân đường khiến cho độ đàn hồi của các tổ chức mắt giảm sút. Đ
ường cũng làm giảm lượng dự trữ crôm khiến cho trục mắt có thể dài ra. Ngoài ra, ăn nhiều đường còn làm lượng đường trong máu gia tăng, làm biến đổi áp suất thẩm thấu của thủy tinh thể, phát sinh tật cận thị.
Bị cận thị nên ăn gì?
Đừng quên vitamin A:
Ai cũng biết tầm quan trọng của vitamin A đối với đôi mắt. Nghiên cứu cho thấy, vitamin A là một tập hợp các chất chống ôxy hóa, có tác dụng bảo vệ mắt và duy trì thị lực. Nó giúp tăng cường sức khỏe của niêm mạc và giác mạc chống lại các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus gây nên.
Vitamin A có nhiều trong các loại rau và trái cây nhiều màu sắc khác nhau, được gọi là tiền vitamin A và carotene. Khi những chất này được cung cấp vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành retinols mang lại nhiều lợi ích cho mắt. Vitamin A có nhiều trong gan động vật, sữa bò, sữa cừu, sữa dê, lòng đỏ trứng gà, dầu gan cá…
Vitamin B2:
Vitamin B2 còn có tên là vitamin G.Lactoflavin. Cơ thể thiếu vitamin B2 sẽ gây ra ngứa, rát bỏng, sợ ánh sáng, chảy nước mắt, viêm bờ mi hoặc loét mi, sung huyết mắt, viêm kết mạc kết tụ quanh rìa.
Viêm giác mạc chấm nông hoặc viêm kết, giác mạc bong. Dẫn đến hoại tử và loét sâu (không do vi khuẩn ), quáng gà, đục nhân mắt. Đáy mắt đôi khi có phù gai thị, chảy máu võng mạc.
Các loại thực phẩm ta dùng hằng ngày như: ngũ cốc, rau xanh, đậu các loại, thịt, trứng, sữa, tim, thận, gan, lách… đều có vitamin B2 (tỷ lệ mất vitamin B2 khi chế biến thức ăn khoảng 15-20%).
Crôm chống tăng độ cận thị:
Crôm có trong thực phẩm như gan bò, lòng đỏ trứng, men bia, tỷ lệ thấp dưới 10mcg/100g, có nhiều hơn một ít trong ngô, khoai tây, bánh mỳ đen, đậu xanh, nấm, thịt bò.
Cơ thể thiếu crôm sẽ kích thích làm nhân mắt lồi ra, dễ gây tăng độ cận thị. Nguồn thức ăn chủ yếu có chứa crôm là men bia, rượu, gan động vật, thịt bò, bột mì thô, gạo lứt, đường đỏ, nước nho, nấm các loại…
Thực phẩm chứa nhiều kẽm:
Một số nghiên cứu đã phát hiện rằng, thiếu hụt kẽm sẽ gây ra suy giảm thị lực của bạn vào ban đêm, đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng. Hãy cố gắng bổ sung ít nhất 8mg kẽm mỗi ngày.
Trong võng mạc mắt của người có chứa hàm lượng kẽm cao nhất, ngay cả ở mi mắt, hàm lượng kẽm cũng tương đối nhiều. Vì vậy, khi thiếu kẽm sẽ ảnh hưởng đến thị lực. Các thức ăn chứa nhiều kẽm hơn cả là sò biển, cá trích, gan, trứng…
Các loại thức ăn kiềm tính:
Nhiều nghiên cứu cho thấy khi ăn nhiều thức ăn có tính axít thì bệnh cận thị dễ xảy ra.
Do vậy, các nhà khoa học về dinh dưỡng khuyên nên ăn nhiều thức ăn kiềm tính để duy trì sự cân bằng giữa base và axít. Thức ăn kiềm tính có trong rau xanh, hoa quả, đậu các loại.
Omega-3:
Thịt cá hồi và cá mòi chứa rất nhiều chất béo omega-3 tốt cho cơ thể cũng như đối với đôi mắt.
Các nghiên cứu khoa học cho thấy việc sử dụng thường xuyên thực phẩm giàu chất béo omega-3 sẽ giúp bảo vệ các mạch máu nhỏ nuôi dưỡng mắt.
Thịt cá hồi và cá mòi là một trong số các nguồn cung cấp dồi dào chất béo omega-3. Nên dùng từ 3-4 phần món thịt cá hồi và cá mòi trong mỗi tuần.
Một số món ăn chữa cận thị
1. Trứng gà sữa tươi
Nguyên liệu: Trứng gà 1 quả, sữa tươi 1 ly, mật ong 1 thìa.
Cách làm: Đun nóng sữa, sau đó đập trứng gà vào đun sôi cùng, để nhỏ lửa. Khi trứng chín, bỏ ra, chờ cho ấm, thêm mật ong vào rồi ăn.
2. Canh gan lợn trứng gà
Nguyên liệu: Gan lợn 150g, trứng gà 1 quả.
Cách làm: Gan lợn rửa sạch, thái miếng, cho vào nồi đảo qua dầu, thêm chút rượu trắng, rồi cho nước vào đun sôi. Sau đó đập trứng gà vào, thêm muối cho vừa miệng.
3. Canh sáng mắt
Nguyên liệu: Kỳ tử 10g, trần bì 3g, long nhãn khô 10 quả, mật ong 1 thìa.
Cách làm: Giã kỳ tử cùng trần bì cho nhuyễn, sau đó cho vào nồi đun cùng long nhãn, cho vừa nước. Để sôi nửa tiếng, bỏ ra bát, thêm mật ong vào ăn như món điểm tâm.
4. Caramen mật ong
Cách chế biến: Đập 1 quả trứng gà, đánh tan, cho vào cốc sữa đã làm nóng, đun nhỏ lửa đến khi trứng chín. Để nguội, sau đó cho mật ong vào.
Cách ăn: Ăn sau bữa sáng hoặc làm thực đơn cho bữa sáng. Ăn cùng bánh mỳ, bánh bao.
5. Nước nhãn mật ong
Nguyên liệu: Cẩu khởi 10g, trần bì 3g, cùi nhãn 10 cái, mật ong 1 thìa
Cách chế biến: Cho cẩu khởi và trần bì vào trong túi lọc riêng rẽ rồi thả vào nồi nước (lượng nước tùy ý) nấu cùng với cùi nhãn. Nấu sôi khoảng 30 phút rồi lọc bỏ cùi nhãn, chắt nước ra cốc, thêm mật ong vào uống.
Cách ăn: Uống vào tầm 3 giờ chiều.
Lưu ý:
Những món ăn nàycầnđược dùng “trường kỳ” thì mới có hiệu quả trong việc phòng ngừa cậnthị hoặc không làm cho mắt cận tăng “độ”.
Chưa có bình luận.