Bệnh cao huyết áp gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe con người. Để bảo vệ sức khỏe của người dân, duy trì huyết áp ổn định, các chuyên gia xin giới thiệu một số bài thuốc từ các loài hoa để độc giả tham khảo và vận dụng khi cần thiết.
Bài 1: Phối hợp 3 vị cúc hoa
Công dụng:
Phối hợp 3 vị cúc hoa có tác dụng sơ phong tán nhiệt, bình can tiềm dương, hạ mỡ máu và hạ huyết áp, dùng thích hợp cho những trường hợp tăng huyết có kèm theo rối loạn lipid máu. Trong bài, 3 vị cúc hoa, sơn tra và tang diệp đều có tác dụng hạ huyết áp, sơn tra và cúc hoa còn có khả năng hạ mỡ máu và tăng cường lượng máu nuôi dưỡng cơ tim.
Phương pháp:
Phối hợp theo tỷ lệ kim ngân hoa 15g, cúc hoa 15g, sơn tra 30g, tang diệp (lá dâu) 10g. Tất cả tán vụn, hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 20 phút thì dùng được, uống thay trà, mỗi ngày 1 thang, uống liên tục 20 ngày là 1 liệu trình.
Bài 2: Cúc hoa tán mịn
Công dụng:
Sơ phong tán nhiệt, thanh can giáng hỏa, giáng áp, dùng thích hợp cho người bị tăng huyết áp thuộc thể Can uất hóa hỏa biểu hiện bằng các triệu chứng đau đầu, hoa mắt chóng mặt, mắt đỏ, mặt đỏ, hay cáu giận, miệng đắng, họng khát, tiểu tiện vàng sẻn, chất lưỡi đỏ…
Phương pháp:
Cúc hoa thu hái vào mùa thu với lượng tùy ý sau đó mang sấy hoặc phơi khô rồi tán thành bột mịn, đựng trong lọ kín để dùng dần. Mỗi ngày lấy 10 – 15g bột thuốc ninh với 60 – 100g gạo tẻ thành cháo, chia ăn vài lần trong ngày.
Bài 3: Tề thái hoa hãm với nước sôi
Tề thái hao hãm với nước sôi có tác dụng thanh nhiệt lương huyết, giáng áp và làm sáng mắt, dùng thích hợp cho những người bị tăng huyết áp thuộc thể Can uất hóa hỏa.
Phương pháp:
Tề thái hoa (Capsella bursa pastoris (L.) Medic), dã cúc hoa 10g, hòe hoa 10g. Cả 3 vị cho vào bình kín, hãm với nước sôi sau chừng 20 phút thì dùng được. Lưu ý, uống thay trà trong ngày.
Bài 4: Hoa tam thất
Công dụng
Hoa tam thất có tác dụng thanh nhiệt, bình can, giáng áp, dùng thích hợp cho người bị tăng huyết áp có kèm theo hoa mắt, chóng mặt, ù tai… Có thể phối hợp thêm với hòe hoa 10g và cúc hoa 10g.
Phương pháp:
Lấy 3g hoa tam thất hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày.
Bài 5: Hoa ngọc lan
Công dụng:
Tân di hoa (còn gọi là ngọc lan hoa) có tác dụng ích phế tiêu đàm, khứ phong thông khiếu, giáng áp, dùng cho người bị tăng huyết áp, viêm mũi, đau đầu do co thắt mạch máu.
Phương pháp: Dùng 3 – 6g tân di hoa hãm với nước sôi trong bình kín, sau 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày, mỗi ngày dùng 2 ấm.
Bài 6: Phối hợp hồng hoa & hòe đen
Công dụng:
Phối hợp hồng hoa & hòe đen có tác dụng thanh nhiệt lương huyết, hoạt huyết khứ ứ, giáng áp, dùng thích hợp cho người bị tăng huyết áp có các biểu hiện ứ huyết như có điểm đau nhói tựa kim châm cố định ở đầu, chất lưỡi có nhiều điểm ứ huyết và xuất huyết, tĩnh mạch dưới lưỡi giãn rộng…
Phương pháp: Hồng hoa 15g, hòe hoa 15g, 2 vị đem hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày.
Bài 7: Cúc bách nhật & dã cúc hoa
Công dụng: Cúc bách nhật & dã cúc hoa có tác dụng thanh can tán kết, tiêu thũng giải độc, giáng áp, dùng thích hợp cho người bị tăng huyết áp thuộc thể Can uất hóa hỏa.
Phương pháp: Cúc bách nhật (còn gọi là thiên nhật hồng, bách nhật hồng) 20g, dã cúc hoa 20g. 2 vị đem sắc kỹ lấy nước uống thay trà trong ngày. Nếu có thể gia thêm hạ khô thảo 30g thì hiệu quả càng tốt.
Bài 8: Hoa mẫu đơn
Công dụng:
Hoa mẫu đơn có công dụng thanh can tả hỏa, khứ phong hoạt huyết, chỉ thống giáng áp, dùng thích hợp cho những người bị tăng huyết áp thuộc thể Can uất hóa hỏa.
Phương pháp: Rửa sạch hoa mẫu đơn (9 – 15g), sắc uống mỗi ngày 1 – 2 liều.
Bài 9: Hoa đại
Phương pháp: Lấy hoa đại (bông sứ) 20 – 30g hãm hoặc sắc lấy nước uống thay trà, có thể phối hợp thêm với hoa hòe 12g, cúc hoa 12g và thảo quyết minh 12g.
Bài 10: Đài hoa hướng dương
Sau khi rửa sạch đài hoa hướng dương (60g) sắc uống, có thể kết hợp thêm với râu ngô 30g hoặc hạ khô thảo 15g cũng rất tốt.
Theo 24h.com
Chưa có bình luận.