Chủ Nhật, 13/01/2019 | 16:28

Dưới đây là các bài tập hiệu quả cho việc điều trị đau thần kinh tọa.

Dây thần kinh tọa là dây thần kinh lớn nhất trong cơ thể, được cấu tạo gồm những rễ thần kinh độc lập. Cơn đau thần kinh tọa xuất phát dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa, bắt đầu từ thắt lưng qua mông, xuống cẳng chân. Nguyên nhân thường do bệnh lý đĩa đệm chèn ép vào rễ dây thần kinh tọa, chiếm khoảng 80% trường hợp.

Đau thần kinh tọa do rất nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là những tổn thương ở cột sống thắt lưng. Bệnh hay gặp ở lứa tuổi từ 30 đến 60, nam gặp nhiều gấp 3 lần so với nữ giới.

Nguyên nhân gây đau thần kinh tọa

+ Thoát vị đĩa đệm: là nguyên nhân hay gặp nhất.

+ Bất thường cột sống thắt lưng cùng (mắc phải hoặc bẩm sinh):

+ Mắc phải: Viêm nhiễm tại chỗ hoặc vùng lân cận (nhiễm lạnh, nhiễm trùng: giang mai, nhiễm virus herpes, HIV CMV virus, nhiễm độc chì, bệnh lý đái tháo đường. Viêm cơ tháp vùng chậu (thường gặp ở các vận động viên chơi thể thao khi có các động tác sai tư thế). Hội chứng hẹp ống sống (hay gặp ở người già). Hội chứng viêm mặt nhỏ của khớp cột sống: do vận động mạnh hoặc sai tư thế gây chệch khớp cột sống. Do di căn cột sống (ung thư tiền liệt tuyến, ung thư vú di căn, u buồng trứng, u tiểu khung). Chấn thương cột sống thắt lưng như trượt đốt sống, gẫy đốt sống gây chèn ép rễ dây thần kinh tọa.

+ Bẩm sinh: các tác giả cho rằng trước khi chẩn đoán các nguyên nhân dị tật bẩm sinh gây đau thần kinh tọa nên loại trừ thoát vị đĩa đệm thắt lưng và chỉ xem các yếu tố dị tật là điều kiện thuận lợi.

+ Các nguyên nhân trong ống sống như: u tủy, u màng não tủy, u dây thần kinh tủy (neurinoma), u mỡ vùng tủy, viêm màng nhện tủy khu trú. Áp xe ngoài màng cứng vùng thắt lưng.

+ Nguyên nhân hiếm gặp (đôi khi chỉ chẩn đoán được trong cuộc mổ): khó chẩn đoán như dãn tĩnh mạch quanh rễ, dãn TM màng cứng, phì đại dây chằng vàng. Rễ Thần kinh L5 và S1 to hơn bình thường.

Bài tập 1: Gấp đầu gối vào ngực

Mục đích: Cải thiện sự dẻo dai của vùng thắt lưng

Tư thế: Nằm ngửa trên một tấm thảm hoặc trên sàn. Kê một cái gối phẳng nhỏ hoặc một cuốn sách dưới đầu. Gấp đầu gối, giữ bàn chân thẳng và hai chân thẳng với. Giữ cho thân trên thoải mái và cằm hơi cúi xuống.

Động tác: Gấp một đầu gối lên phía ngực và dùng hai tay ôm lấy đầu gối. Từ từ kéo căng dần chừng nào bạn còng thấy chịu được. Giữ trong 20-30 giây, đồng thời thở sâu.

Làm lại ba lần, luân phiên hai chân.

Lưu ý: Không để căng cổ, ngực hoặc vai. Chỉ kéo căng chừng nào còn thấy thoải mái.

Bài tập 2: Nằm, quỳ gối, co chân

Tư thế: Nằm sấp trên một tấm thảm, quỳ gối lên. Lưng thẳng

Động tác: Người bệnh quỳ, chống 2 tay và 2 gối. Sau đó, co từng chân lên, hạ xuống. Làm tuần tự chân trái 5 lần rồi chân phải.

Lưu ý:

Làm tuần tự, thư thái, giữ lại vài giây trước mỗi lần kết thúc mỗi bên chân

Bài tập 3: Kéo giãn vận động thần kinh tọa

Mục đích: Vận động các dây thần kinh tọa và vùng gân khoeo chân

Tư thế: Nằm ngửa. Đặt một cái gối phẳng nhỏ hoặc một cuốn sách dưới đầu. Gấp đầu gối, giữ cho hai bàn chân thẳng và hai chân thẳng với hông. Giữ thân trên thoải mái và cằm hơi cúi xuống.

Động tác: Gấp một bên đầu gối về phía ngực và dùng tay tay nắm lấy gân khoeo chân ngay dưới đầu gối. Từ từ duỗi thẳng khớp gối trong khi đưa bàn chân về phía người bạn. Giữ trong 20-30 giây, thở sâu. Gấp đầu gối và trở lại tư thế ban đầu.

Làm lại hai hoặc ba lần, luân phiên hai chân.

Lưu ý: Không ấn lưng xuống sàn khi kéo căng. Chỉ kéo căng chừng nào còn thấy thoải mái, và dừng ngay nếu bạn cảm thấy đau, tê hoặc có cảm giác kiến bò.

Bài tập 4: Kéo giãn lưng

Mục đích: Kéo giãn và vận động cột sống về phía sau

Tư thế: Nằm sấp, tì người lên khuỷu tay, cột sống duỗi dài. Giữ cho vai đưa ra sau và cổ thẳng.

Động tác: Giữ cổ thẳng, cong lưng ra sau bằng cách chống hai bàn tay xuống. Bạn sẽ cảm thấy cơ cơ vùng bụng từ từ căng ra trong khi uốn cong lưng. Thở và giữ 5-10 giây. Trở lại tư thế ban đầu.

Làm lại 8 – 10 lần.

Lưu ý: Không ngửa cổ ra sau. Giữ nguyên hông. Chỉ kéo căng chừng nào còn thấy thoải mái.

Bài tập 5: Quỳ gối, giơ tay, duỗi chân giữ thăng bằng

Mục địch: Kéo dài cơ thể, nâng tay, nâng chân, giữ thăng bằng, khỏe các cơ

Tư thế: Quỳ gối, ưỡn người ta

Động tác:  Bệnh nhân đưa 2 tay thẳng lên trời, 2 cánh tay ngang với 2 tay, thân ưỡn ra sau tối đa, hít vào tối đa, giữ hơi mở thanh quản bằng cách hít thêm, đồng thời dao động thân trên và đầu về phía trước, sau từ 2 – 6 cái. Sau đó, hạ tay chống xuống giường thở ra triệt để.

Động tác này làm từ 1-3 lần.

Lưu ý:

Giữ lại mỗi động tác mỗi nhịp để làm khỏe các cơ

Bài tập 6: Căng gân khoeo chân ở tư thế đứng

Mục đích: Kéo căng và duỗi dài các cơ khoeo

Tư thế: Đứng thẳng và đặc một chân lên một vật cố định, ví dụ như bậc cầu thang. Giữ cho cẳng chân thẳng và các ngón chân duỗi thẳng.

Động tác: Cúi người ra phía trước trong khi vẫn giữ lưng thẳng. Giữ trong 20-30 giây trong khi hít thở sâu.

Làm lại 2-3 lần với mỗi chân.

Lưu ý: Chỉ kéo căng chừng nào bạn còn thấy thoải mái. Bất kì lúc nào phần thắt lưng cũng không được cong.

Bài tập 7:  Kéo giãn cơ mông ở tư thế nằm

Mục đích: Căng và duỗi hết cỡ cơ mông

Tư thế: Nằm ngửa. Đặt một cái gối phẳng nhỏ hoặc một cuốn sách dưới đầu. Gấp chân trái và để bàn chân phải lên đùi trái.

Động tác: Dùng tay ôm lấy đùi trái và kéo nó về phía thân nguồ. Giữ nguyên vùng xương cụt trên sàn nhà trong suốt quá trình và hông thẳng. Bạn sẽ cảm thấy căng ở mông phải. Giữ 20-30 giây trong khi thở sâu.

Làm lại 2 – 3 lần.

Lưu ý: Dùng một chiếc khăn quấn quanh đùi nếu tay không thể giữ được. Đừng để xương cụt nhấc khỏi sàn. Luôn giữ hông thẳng (ở tư thế trung gian).

Để phòng ngừa đau thần kinh tọa cũng như duy trì hiệu quả điều trị, các bác sĩ khuyên người bệnh nên luyện tập thể dục thường xuyên (chú ý đến các nhóm cơ cốt lõi ở bụng và thắt lưng), chỉnh sửa tư thế ngồi (chọn ghế phù hợp có hỗ trợ cột sống thắt lưng) và cải thiện tư thế nâng vác đồ vật (giữ lưng thẳng, cong đầu gối, để vật nặng gần cơ thể).

Tùy thuộc vào tình trạng của bệnh nhân mà bác sĩ thần kinh cột sống bác sĩ có thể chỉ định phương pháp vật lý trị liệu kết hợp nhằm đẩy nhanh tốc độ hồi phục của các mô cột sống bị tổn thương như trị liệu thần kinh cột sống (nắn chỉnh xương khớp).

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook