Thứ Sáu, 01/07/2016 | 16:00

Về già mắt tự nhiên mờ dần, trước mắt như có một lớp sương mù che phủ, nhưng lại không đau nhức – đó là dấu hiệu của bệnh cườm mắt.

Bệnh cườm mắt là gì?

Bệnh cườm mắt là do thủy tinh thể bị đục. Y học gọi đó là bệnh đục thủy tinh thể. Thuỷ tinh thể trong mắt được ví như một tấm kính, lâu ngày do nhiều nguyên nhân nên bị bào mòn, trở nên mờ đục. Những thuỷ tinh thể này ngăn không cho ánh sáng vào được phía sau của mắt để tới võng mạc.

Do đó, thị lực của người bị cườm mắt suy giảm dần, nhìn đâu cũng thấy mờ ảo. 98% trường hợp cườm mắt khiến cho toàn bộ thị lực trực tiếp bị nhòe đi. Và oái oăm là cườm mắt lúc nào cũng tồn tại song song ở cả hai con mắt.

Người bị mắt cườm nhẹ nhìn xa thấy mờ, nhưng nhìn gần vẫn còn thấy. Bị cườm nặng thì nhìn gần cũng thấy mờ, chỉ nhìn thấy bóng bàn tay ở trước mắt.

Bệnh không đau nhức, đặc biệt vẫn nhạy cảm với ánh sáng, có nghĩa là biết được nơi nào sáng nhiều, sáng ít hoặc khi ra nắng thì mắt lòa hẳn không nhận biết gì, nhưng ở trong nhà hay buổi tối vẫn thấy. Ðây là nguyên nhân gây mù lòa nhiều nhất.

Bệnh cườm mắt - khó tránh khỏi ở người già, nhưng không đáng ngại

Nguyên nhân dẫn đến bị cườm mắt

Do chấn thương mắt, chất phóng xạ, các bệnh gây viêm mắt, những bệnh biến dưỡng và dinh dưỡng, chẳng hạn như bệnh tiểu đường, hút thuốc lá, rượu, tiếp xúc nhiều với ánh sáng mặt trời. Bệnh cũng có thể do bẩm sinh hoặc tai nạn ở mắt dẫn đến đục thuỷ tinh thể.

Bệnh cườm mắt khi tuổi càng cao càng dễ mắc bởi lúc đó sự chuyển hóa năng lượng trong cơ thể kém đi, gây ra những hỗn loạn về dinh dưỡng hoặc tuần hoàn.

Nếu chúng ta đều sống thọ thì gần như ai cũng có thể mắc chứng bệnh này. Khoảng 50% người độ tuổi 65-74 và 70% người trên 75 tuổi mắc phải.

Bệnh cườm mắt cần chữa trị ra sao?

Việc chữa trị chứng cườm mắt không quá phức tạp nếu bệnh không quá nghiêm trọng. Nếu thị lực bị hạn chế, phẫu thuật thuỷ tinh thể và hạt cườm là phương pháp điều trị thích hợp.

Cuộc phẫu thuật sẽ trải qua phương pháp gây tê tại chỗ. Thủy tinh thể bị cườm sẽ được lấy ra và thay bằng một thủy tinh thể nhân tạo làm từ chất dẻo. Sau khi mổ, mắt bạn sẽ cảm thấy nhạy cảm và đau khi tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên lẫn nhân tạo. Do đó, tuần đầu sau khi phẫu thuật, bạn phải mang mắt kính và áp những tấm bông nhẹ êm lên mắt ban đêm để tránh cho mắt bị đỏ.

Thời gian gần đây, có rất nhiều tiến bộ trong phẫu thuật mổ cườm, khiến các rủi ro trong lúc mổ, các biến chứng ít xảy ra hơn trước, đồng thời thị giác cũng trở lại bình thường mau hơn.

Có đến 95% người sau khi mổ, thị giác sẽ trở lại rất tốt. Số người còn lại, mổ xong vẫn không trông rõ nhiều, là vì bị thêm các bệnh của võng mạc, hoặc vì các biến chứng do giải phẫu (nhiễm trùng, tróc võng mạc…).

Còn không mổ thì sao? Mắt bị cườm nặng rất dễ dẫn đến độ khiến ta không còn nhìn được rõ. Người bị cườm, vì mắt kém, có thể gây tai nạn lúc lái xe, gẫy xương do té ngã, không muốn đi đến đâu, chẳng muốn giao thiệp với ai và mất đi sự tự lập, phải trông nhờ vào người khác trong cuộc sống hàng ngày. Nhiều người cho rằng mình đã lẫn, nhưng sau khi mổ cườm mắt, tinh thần các vị lại khá hơn, bớt cả lẫn.

Bình Nguyên

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook