Bệnh run thường thấy ở người già từ 60 tuổi trở lên. Y học hiện đại gọi Parkinson. Có thể run ở đầu hoặc chân tay.
Bệnh run thường thấy ở người già từ 60 tuổi trở lên. Y học hiện đại gọi Parkinson. Có thể run ở đầu hoặc chân tay. Bệnh có ảnh hưởng đến sức khỏe và tuổi thọ. Nguyên nhân phát bệnh chưa rõ và cũng chưa có thuốc đặc trị, cần kiên trì xoa bóp, day bấm huyệt có thể tăng cường được sức khỏe.
Hội chứng này xảy ra sau viêm não do cúm, do tiêm chủng hoặc sau khi bị nhiễm độc thủy ngân, bị bệnh giang mai thần kinh.
Triệu chứng: Dấu hiệu để nhận biết sớm nhất là nét mặt trơ do các cơ mặt bị cứng, không biểu hiện được tình cảm nội tâm, trở nên trơ lì. Lời nói chậm chạp và nhát gừng. Bước đi lật đật, bước ngắn nhanh như đổ về trước. Khi đi tay không vung vẩy theo nhịp bước. Chữ viết run, khó khăn và viết chữ bé dần.
Run: nhất là các ngón tay và 2 chi dưới. Khi làm các động tác cố ý thì run giảm. Thường chảy nước bọt, nước dãi. Bệnh nhân hoàn toàn tỉnh táo.
Bệnh liệt run Parkinson có thể biến chứng: lao phổi, suy mòn, bị ngã sang chấn, gãy xương do cử động khó khăn.
Điều trị: Phải quan tâm chăm sóc về đời sống tinh thần, tâm lý, nơi ở yên tĩnh, tránh xúc động mạnh cho bệnh nhân.
– Tập thể dục thụ động và xoa bóp là rất quan trọng. Cần thực hiện nhiều đợt và lâu dài.
– Phải dùng thuốc Tây y theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa thần kinh kết hợp với day bấm các huyệt theo phương pháp Đông y sẽ có tác dụng tăng cường sức khỏe. Các huyệt thường dùng là cực tuyền, trung chử và thông lý. Bấm 3 huyệt này có thể phòng trị bệnh liệt run Parkinson.
Phương pháp xoa bóp bấm huyệt: Dùng ngón cái ấn huyệt. Ấn mạnh, người bệnh chịu được, trong 5 – 6 giây rồi buông ra trong 2 – 3 giây, rồi lại ấn mạnh 5 – 6 giây. Làm liên tục 21 lần. Thao tác tiếp theo: Ấn mạnh huyệt rồi day tròn theo chiều quay kim đồng hồ (chiều phải), thời gian như trên.
Mỗi huyệt xoa bấm xong, nghỉ 3 phút mơi làm tiếp huyệt thứ hai.
Vị trí huyệt
Huyệt cực tuyền: thuộc tâm kinh ở hố nách. Tay giơ ngang, huyệt ở hõm nách, sau gân cơ nhị đầu và cơ quạ cánh tay, trước động mạch nách. Huyệt trung chử: thuộc kinh tam tiêu, ở trong khe gian đốt xương bàn tay số 4 và 5 (ngón áp út và ngón út) phía mu bàn tay. Huyệt thông lý: thuộc tâm kinh, ở nếp gấp cổ tay phía trong. Nắm các ngón tay rồi gấp bàn tay vào cẳng tay, nổi rõ khe là huyệt thần môn. Từ huyệt thần môn lên 1 thốn là thông lý. |
Lương y Minh Chánh
Nguồn: suckhoedoisong.vn
Chưa có bình luận.