Thứ Sáu, 19/04/2019 | 13:37

Hướng dẫn tập phục hồi chức năng cho người thất ngôn do tổn thương não, thiếu máu não, nhiễm trùng thần kinh

Thất ngôn (mất ngôn ngữ – Aphasia) là tình trạng rối loạn chức năng ngôn ngữ do vùng não chịu trách nhiệm điều khiển hoạt động ngôn ngữ đang chịu tổn thương. Tình trạng này khiến người bệnh bị mất hoặc hạn chế khả năng hiểu lời nói, diễn đạt bằng lời nói và truyền tải tín hiệu hồi đáp thông qua các hình thức giao tiếp như đọc, viết, diễn tả bằng ngôn ngữ cơ thể.

Có đến khoảng 70 – 80% trường hợp bệnh nhân mắc bệnh thất ngôn là do hậu quả của tình trạng tai biến mạch máu não (tổn thương bên bán cầu trội), chấn thương sọ não, u não. Bệnh thất ngôn gặp chủ yếu ở người lớn, những người đã có thể nghe, nói, đọc hiểu và viết chữ một cách bình thường. – Thất ngôn bao gồm:

+ Rối loạn một hoặc nhiều chức năng về hiểu lời nói, hiểu chữ viết, thể hiện bằng lời nói, thể hiện bằng chữ viết.

+ Rối loạn về một hoặc nhiều lĩnh vực ngôn ngữ: âm vị học, hình thái học, ngữ nghĩa học và dụng học. Các rối loạn này đều có liên quan đến khu vực tổn thương của não.

Chỉ định tập cho người thất ngôn

Người bệnh có rối loạn về giao tiếp do tổn thương bán cầu não.

Chống chỉ định tập cho người thất ngôn

Các người bệnh có rối loạn về giao tiếp không do tổn thương bán cầu não.

Chuẩn bị con người và phương tiện

© Người thực hiện

Bác sỹ phục hồi chức năng Kỹ thuật viên Ngôn ngữ trị liệu, cán bộ y tế, người đã được học về kỹ thuật này

©  Phương tiện

Dụng cụ đánh giá:

– Tranh ảnh: 05 tranh đồ vật, 05 tranh hành động, 05 tranh chữ cái, 05 tranh màu sắc và 05 tranh số lượng.

– Tranh chữ: 10 tranh câu ngắn và 20 tranh câu dài.

– 01 bức tranh có chủ đề.

©  Người bệnh

Người bệnh có rối loạn về giao tiếp do tổn thương bán cầu não.

© Hồ sơ bệnh án

– Biểu mẫu phân loại thất ngôn.

– Biểu mẫu đánh giá thất ngôn.

– Phiếu điều trị vật lý

Các bước tiến hành

©  Kiểm tra người bệnh

– Hội thoại

Hỏi người bệnh tên, tuổi, nghề nghiệp, địa chỉ và ghi câu trả lời vào phiếu đánh giá.

Người bệnh tự kể về gia đình, công việc, tiền sử bệnh. Tự kể 01 bức tranh có chủ đề mà người đánh giá đưa ra.

– Đánh giá nghe hiểu

+ Nghe và chỉ vào các bức tranh.

+ Nghe và chỉ vào các bộ phận cơ thể.

+ Làm theo các mệnh lện từ dễ đến khó.

+ Thể hiệ – Lời nói: Làm theo các cử động miệng của người hướng dẫn.

+ Nói chuỗi tự động số hoặc chữ.

+ Nhắc lại các phát ngôn vừa nghe thấy

+ Đọc chữ: Trả lời định danh, định danh hình vẽ.

– Hiểu ngôn ngữ viết

+ Phân biệt ký hiệu và từ.

+ Chọn từ khi được nghe.

+ Hiểu từ khi nghe đánh vần.

+ So cặp tranh và chữ.

– Viết

+ Viết chính tả.

+ Viết về bản thân

©  Thực hiện kỹ thuật

– Tùy vào dạng thất ngôn dạy người bệnh nhằm vào những chức năng ngôn ngữ bị tổn thương.

– Lồng ghép việc dạy vào các hoạt động hàng ngày.

– Dạy từ dễ đến khó.

– Sử dụng kỹ năng nhắc.

– Phối hợp nhiều những phương pháp giao tiếp hỗ trợ khác: tranh ảnh cử chỉ…

– Có thể chia các phần đánh giá trong nhiều buổi cho phù hợp

Theo dõi bệnh nhân

Theo dõi và đánh giá kết quả sau mỗi đợt tập để điều chỉnh cho các lần tập tiếp theo phù hợp và hiệu quả hơn.

Điều trị thất ngôn đòi hỏi cần một quá trình lâu dài với sự kiên nhẫn của bệnh nhân cùng những người thân trong gia đình. Hiệu quả ca chữa trị cũng như khả năng phục hồi chức năng ngôn ngữ sẽ còn tùy thuộc vào mức độ tổn thương vùng ngôn ngữ trên não bộ.

Yhocvn.net (Trích theo hướng dẫn

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook