Chủ Nhật, 23/12/2018 | 09:39

Các bài tập và trung tâm phục hồi chức năng uy tín

Nguyên tắc phục hồi chức năng

– Giảm vận động không hữu ý bằng các điểm chủ chốt.

– Điều chỉnh trương lực cơ, tăng cường cơ lực ở một số nhóm cơ chính.

– Phá vỡ, ức chế các phản xạ nguyên thủy (duỗi chéo, nâng đỡ hữu hiệu…)

– Tạo thuận các vận động chức năng và kích thích sự phát triển vận động thô theo các mốc: lẫy, ngồi, bò , quỳ, đứng, đi.

– Tăng cường khả năng độc lập trong hoạt động sinh hoạt hàng ngày như: ăn uống, đánh răng, rửa mặt, tắm, đi vệ sinh, mặc quần áo.

– Kích thích giao tiếp sớm và phát triển ngôn ngữ, tư duy.

Các phương pháp và kỹ thuật phục hồi chức năng

Vận động trị liệu

– Theo các mốc phát triển về vận động thô của trẻ:

Kiểm soát đầu cổ, Lẫy, ngồi, quỳ, bò, đứng, đi, chạy

– Hoàn thành mốc vận động trước rồi chuyển sang mốc sau

Các bài tập ức chế và phá vỡ các phản xạ bệnh lý

Tập ức chế và phá vỡ phản xạ bệnh lý là các kỹ thuật ức chế, phá vỡ các phản xạ bệnh lý và phản xạ nguyên thủy nhằm tạo thuận cho quá trình phát triển và vận động của trẻ.

Bài tập 1: Tạo thuận và chỉnh sửa tư thế bàn tay co, gấp và sấp.

– Mục tiêu: Duỗi ngửa tay và xoay ngoài, bàn tay mở ra.

– Thực hiện bài tập

+ Tư thế: Đặt trẻ ngồi trên sàn, kỹ thuật viên ngồi đối diện với trẻ.

+ Một tay kỹ thuật viên giữ cố định dưới khuỷu, một tay nắm bàn tay của trẻ, nâng lên ngang vai duỗi khuỷu, xoay ngửa cẳng tay và lòng bàn tay.

– Tiêu chuẩn đạt: Tay trẻ duỗi thẳng, khớp vai xoay ngoài, bàn tay mở.

Bài tập 2: Tạo thuận phá vỡ phản xạ duỗi chéo ở tư thế nằm

– Mục tiêu: phá vỡ phản xạ duỗi chéo.

– Thực hiện bài tập:

+ Tư thế: trẻ nằm ngửa, người thực hiện kỹ thuật ngồi phía dưới chân trẻ.

+ Hai tay kỹ thuật viên đặt trên khớp gối trẻ làm động tác dạng và xoay ngoài hai chân.

– Tiêu chuẩn đạt: Chân trẻ dạng và xoay ngoài.

Bài tập 3: Phá vỡ phản xạ duỗi chéo tư thế ngồi trên sàn

– Mục tiêu: phá vỡ phản xạ duỗi chéo

– Thực hiện bài tập

+ Tư thế: trẻ ngồi, người thực hiện kỹ thuật ngồi sau lưng trẻ

+ Hai tay người thực hiện kỹ thuật nắm mặt trong của khớp gối dạng 2 chân của trẻ và xoay ngoài.

– Tiêu chuẩn đạt: Trẻ ngồi với chân dạng và xoay ngoài

Bài tập 4: Phá vỡ phản xạ duỗi chéo bằng cách đặt trẻ ngồi trong ghế có bộ phận tách chân:

– Mục tiêu: phá vỡ phản xạ duỗi chéo

– Thực hiện bài tập

+ Tư thế: trẻ ngồi trong ghế đặc biệt (ghế bại não)

+ Bế trẻ đặt ngồi vào ghế với 2 chân dạng ở 2 bên bộphận tách chân, lưng phải thẳng, đùi vuông góc với thân, cẳng chân vuông góc với đùi, bàn chân đặt bằng ở trên bộ phận đặt chân.

– Tiêu chuẩn đạt:Trẻ ngồi thẳng với chân tách dạng sang 2 bên, xoay ngoài.

Bài tập 5: Phá vỡ phản xạ duỗi chéo ở trẻ tập đi trong thanh song song

– Mục tiêu: Phá vỡ phản xạ duỗi chéo

– Thực hiện bài tập

+ Tư thế: Trẻ đứng bám trong thanh song song.

+ Dùng “bàn xương cá” có một thanh gỗ ở giữa để tách hai chân, hướng dẫn trẻ đi đặt chân vào đúng từng ô hoặc dùng 1 đoạn gỗ/tre dài buộc cao đến mức khớp gối của trẻ. Cho trẻ đi với 2 chân dạng sang 2 bên của đoạn gỗ/tre.

Với trẻ múa vờn cần phải đeo bao cát vào khớp gối và cổ chân. Có thể sử dụng gối tròn hoặc gối tam giác đặt giữa hai chân.

– Tiêu chuẩn đạt: Trẻ đi với chân dạng, xoay ngoài.

Bài tập 6: Phá vỡ phản xạ nâng đỡ hữu hiệu

– Mục tiêu: giúp trẻ gập gối, háng, cổ chân dễ dàng.

– Thực hiện bài tập

+ Tư thế: Trẻ nằm ngửa, người thực hiện kỹ thuật ngồi ở phía chân trẻ.

+ Kỹ thuật viên một tay đỡ sau gối, một tay đỡ phía gân gót và bàn chân. Gập háng, gối, bàn chân.

– Tiêu chuẩn đạt: Trẻ gập bàn chân dễ dàng.

Các bài tập kiểm soát đầu cổ và thân mình

Trẻ bại não hay gặp các bất thường trong hoạt độngkiểm soát đầu cổ và thân mình. Điều này dẫn đến việc trẻ chậm phát triển về vận động ở các mốc lẫy, ngồi, bò, đứng, đi.

Bàitập 1: Điều chỉnh đầu về vị trí trung gian ở tư thế nằm ngửa

– Mục đích: giúp trẻ không bị ưỡn đầu cổ ra sau quá mức.

– Tiến hành bài tập:

+ Tư thế: Trẻ nằm ngửa, kỹ thuật viên ngồi phía dướichân trẻ.

+ Đặt 2 tay đỡ lấy đầu trẻ phần sau chẩm. Nâng đầu trẻ lên đồng thời tỳ 2 cẳng tay xuống 2 vai trẻ.

– Tiêu chuẩn đạt: Cổ trẻ mềm hơn, đỡ ưỡn ra sau..

Bài tập 2: Tạo thuận nâng đầu bằng tay ở tư thế nằm sấp

– Mục đích: Làm khoẻ nhóm cơ duỗi cổ và thân mình .

– Tiến hành bài tập:

+ Tư thế: Trẻ nằm sấp có 1 gối nhỏ dưới ngực, kỹ thuật viên ngồi bên cạnh

+ Một tay cố định trên mông trẻ. Tay kia dùng ngón trỏ và ngón giữa ấn day dọc các gai ngang các đốt sống từ C7 – S1.

– Tiêu chuẩn đạt :Trẻ nâng đầu và ngực cao hơn, giữ được tƣ thế đó 30 giây đến 1 phút.

Bài tập 3: Tạo thuận nâng đầu bằng sử dụng gối kê trước ngực

– Mục đích : Làm khoẻ nhóm cơ duỗi cổ và thân.

– Tiến hành bài tập:

+ Tư thế: Trẻ nằm sấp với một gối tam giác nhỏ kê ở ngực, 2 tay hướng ra trước với cánh tay chống vuông góc với khớp vai, khuỷu gập vuông góc với cẳng tay quay sấp. Kỹ thuật viên ngồi cạnh trẻ.

+ Một tay kỹ thuật viên cố định chắc ở mông trẻ, tay kia dùng đồ chơi kích thích phía trước trên đầu để trẻ nâng đầu về phía trước.

– Tiêu chuẩn đạt: Trẻ nâng đầu và ngực cao hơn, giữ được tư thế đó 30 giây – 1phút.

Bàitập 4: Điều chỉnh đầu cổ về vị trí trung gian ở tư thế nằm sấp trên bóng

– Mục đích: Làm khoẻ nhóm cơ duỗi cổ và thân mình.

– Tiến hành bài tập:

+ Tư thế: Trẻ nằm sấp trên bóng tròn, hai chân dạng, duỗi khớp gối và xoay ngoài. Kỹ thuật viên ngồi hoặc quì phía chân trẻ. Hai tay kỹ thuật viên giữ hai khớp gối của trẻ. Từ từ lăn bóng ra trước, lùi lại và sang hai bên. Đặt đồ chơi phía trƣớc mặt trẻ để khuyến khích trẻ ngẩng đầu,nâng thân và với hai tay về

phía trước.

– Tiêu chuẩn đạt: Trẻ có thể nâng đầu cổ, duỗi thân mình và với tay về phía trước.

Bài tập 5: Bài tập thăng bằng ngồi trên bóng/bàn nghiêng

– Mục đích: Tăng khả năng giữ thăng bằng tư thế ngồi .

– Tiến hành:

+ Tư thế: trẻ ngồi trên bóng/bàn nghiêng.

+ Kỹ thuật viên đứng hoặc ngồi phía sau trẻ. Hai tay kỹ thuật viên giữ chắc 2 bên hông trẻ,đẩy bóng/bàn nghiêng sang phải, trái, trước, sau để trẻ tập quen với việc giữ thăng bằng khi điều chỉnh tư thế. Khi trẻ quendần và có khả năng điều chỉnh thì giảm dần trợ giúp 2 bên hông của trẻ.

– Tiêu chuẩn đạt: Trẻ có thể giữ thăng bằng khi bị nghiêng sang các phía.

Bài tập 6: Bài tập thăng bằng ngồi trên sàn

– Mục đích: Tăng khả năng thăng bằng của trẻ.

– Tiến hành bài tập:

+ Tư thế: trẻ ngồi thoải mái trên sàn.

+ Kỹ thuật viên ngồi phía sau trẻ, hai tay hoặc 1tay của kỹ thuật viên đẩy vào vai trẻ từ trƣớc ra sau hoặc ngược lại, từ phảisang trái hoặc ngược lại, xoay thân trẻ từ phải sang trái hoặc ngược lại.

– Tiêu chuẩn đạt: Trẻ có thể giữ thăng bằng ở tư thế ngồi khi bị nghiêng hoặc xoay sang các phía

Bài tập vận động trên bóng

Tập vận động trên bóng là bài tập cải thiện vận động hiệu quả cho trẻ bại não.

Các bài tập vận động trên bóng bao gồm:

Bài tập 1: Tập kiểm soát đầu cổ, thăng bằng tƣ thế nằm sấp, nằm ngữa, lẫy

– 1 kỹ thuật viên hoặc cha/mẹ trẻ giữ bóng

– Kỹ thuật viên đặt trẻ nằm sấp trên bóng.

– Kỹ thuật viên đứng hoặc ngồi trên ghế phía sau bệnh nhân 2 tay cố định 2 khớp gối hoặc cố định tại hông.

– Đưa bóng ra trước, ra sau, sang 2 bên hoặc lẫy trên bóng.

– Mỗi lần tập 15 – 20 phút, ngày tập 2 – 3 lần.

Bài tập 2: Tập thăng bằng ngồi trên bóng

– 1 kỹ thuật viên hoặc cha/mẹ trẻ giữ bóng

– Đặt trẻ ngồi trên bóng

– Kỹ thuật viên đứng hoặc ngồi trên ghế sau bệnh nhân 2 tay cố định tại hông trẻ.

– Đu đưa bóng nhẹ nhàng ra trước, ra sau và sang 2 bên.

– Mỗi lần tập 15 – 20 phút, ngày tập 2 – 3 lần.

Bài tập 3: Tập đứng với bóng

– 1 kỹ thuật viên hoặc cha/mẹ trẻ giữ bóng

– Kỹ thuật viên đặt trẻ đứng bám vào bóng

– Kỹ thuật viên đứng hoặc ngồi trên ghế phía sau bệnh nhân 2 tay cố định tại hông trẻ và đẩy bóng tiến ra trước rồi lùi lại hoặc sang 2 bên.

– Mỗi lần tập 15 – 20 phút, ngày tập 2 – 3 lần.

Bài tập 4: Tập đi với bóng

– 1 kỹ thuật viên hoặc cha/mẹ trẻ giữ bóng

– Kỹ thuật viên đặt trẻ đứng bám vào bóng

– Đặt trẻ đứng và đẩy bóng tiến dần về phía trƣớc, trẻ sẽ bám theo bóng tiến về phía trước.

– Mỗi lần tập 15 – 20 phút, ngày tập 2 – 3 lần.

Trung tâm Phục hồi chức năng cho trẻ bại não uy tín tại Hà Nội

Việc tập phục hồi chức năng cho trẻ bại não nên bắtđầu càng sớm càng tốt vì sẽ tránh được các biến dạng co rút cơ, khớp và giúp trẻphát triển các kỹ năng vận động sớm. Việc tập phục hồi chức năng cho trẻ bại não phải kiên trì, lâu dài, chứ không thể một sớm một chiều là cải thiện được bệnh của trẻ.

Trung tâm Phục hồi chức năng – Bệnh viện Bạch Mai

Địa chỉ: Nhà tròn – Số 78 Giải Phóng – Quận Đống Đa – Hà Nội

Trung tâm có các đơn vị kỹ thuật chuyên ngành chăm sóc, điều trị và phục hồi chức năng cho nhiều nhóm bệnh nhân khác nhau như: Tai biến mạch máu não, chấn thương sọ não, nhi khoa (bại não, tự kỷ…), tổn thương tủy sống, các di chứng sau bệnh lý thần kinh, chấn thương chỉnh hình, cắt cụt chi, các bệnh lý cơ xương khớp – cột sống, các rối loạn âm ngữ, các rối loạn tiết niệu-sinh dục…

Trung tâm là cơ sở phục hồi chức năng duy nhất củaViệt Nam hiện nay hoạt động chuyên môn theo nhóm kỹ thuật phục hồi, đó là:

+ Bác sĩ chuyên khoa phục hồi chức năng

+ Điều dưỡng phục hồi chức năng

+ Kỹ thuật viên vật lý trị liệu

+ Kỹ thuật viên hoạt động trị liệu

+ Kỹ thuật viên chỉnh hình – chân tay giả

+ Kỹ thuật viên âm ngữ trị liệu

Khoa Phục hồi chức năng – Bệnh viện Nhi Trung ương

Đại chỉ: Số 18/879 La Thành – Đống Đa – Hà Nội

Khoa đã hoạt động được hơn 35 năm, điều trị cho nhiềutrường hợp trẻ bại não. Khoa Phục hồi chức năng đứng đầu trong cả nước trong lĩnh vực phục hồi chức năng Nhi khoa, sánh ngang với các nước trong khu vực , Malaysia và Singapore. Khoa được phân thành các phòng chuyên môn vớichức năng và nhiệm vụ riêng, trẻ bại não có thể khám và điều trị kết hợp giữa các phòng:

Phòng khám ngoại trú

Phòng đánh giá sự phát triển của trẻ

Vật lý Trị liệu

Ngôn ngữ Trị liệu

Hoạt động Trị liệu

Khoa là đơn vị đầu tiên triển khai chương trình Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng do tổ chức Y tế thế giới WHO khởi xướng. Khoa triển khai hợp tác với các tổ chức quốc tế về sức khỏe như Uỷ ban II Hà Lan, tổ chức HANDICAP INTERNATIONAL, CRS, MENONI CENTRAL COMMITEE…

Đây là địa chỉ hàng đầu mà các bố mẹ nên đưa trẻ đến để điều trị, phục hồi chức năng cho trẻ bại não cần thời gian lâu dài. Nếu điều trị tại đây sẽ giảm được phần nào chi phí phải chi trả so với các đơn vị tư nhân khác.

Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục hòa nhập & Phục hồi chức năng Vina Health

Địa chỉ: Số 29 ngõ 40 Tô Vĩnh Diện, Thanh Xuân, Hà Nội

Trung tâm Vina Health chuyên về phương pháp điều trị cho trẻ có nhu cầu đặc biệt (tổn thương não, chậm phát triển vận động, ngôn ngữ, trí tuệ…). Trung tâm tập trung kết hợp hòa nhập cộng đồng cho trẻ: Kết hợp trị liệu toàn diện về vận động – ngôn ngữ – cảm giác – hành vi – chơi – kỹ năng cá nhân, xã hội (kỹ năng tự phục vụ) – giao tiếp – hòa nhập cộng đồng…

Hiện nay, Trung tâm có một phòng dành cho trẻ bại não, với những phương pháp điều trị như:

+ Cấy chỉ y học cổ truyền

+ Phục hồi chức năng bằng robot Lokomat

+ Kết hợp toàn diện cả về ngôn ngữ, hành vi, kỹ năng cá nhân – xã hội, khả năng giao tiếp

+ Bài tập cải thiện các vấn đề về lực vận động, sự phối hợp tay-mắt, xử lý cảm giác và kỹ năng chơi theo lứa tuổi.

+ Âm ngữ trị liệu …

Yhocvn.net

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook