Mộng tinh là hiện tượng sinh lý bình thường nếu chỉ xảy ra khoảng 2 – 3 lần/tháng. Nhưng nếu bạn liên tục bị mộng tinh, kèm theo các dấu hiệu như cơ thể mỏi mệt, sút cân, đau lưng, tiểu nhiều… thì đó là bệnh lý cần phải điều trị.
Liên tục mộng tinh dù không hề nghĩ đến “chuyện ấy”
Mộng tinhlà hiện tượng xuất tinh dù không có hoạt động giao hợp nhưng người nam vẫn thấy khoái cảm cực độ. Mộng tinh thường xảy ra trong lúc ngủ vào ban đêm. Nhiều người trong giấc ngủ thường mơ đến việc âu yếm, làm “chuyện ấy” với người nữ. Có người không mơ hay không nghĩ đến “chuyện ấy” nhưng khi ngủ vẫn mộng tinh.
Mộng tinh thường xuyênkèm theo các triệu chứng lạ thì có thể là bệnh lý cần điều trị (ảnh minh họa)
Anh H. (27 tuổi, Hà Nội) chưa lập gia đình nhưng đã có bạn gái. Thời gian gần đây, công ty anh chạy thêm dự án mới với đối tác nước ngoài nên công việc bề bộn, đầu óc anh thường xuyên “căng như dây đàn”. Tinh thần căng thẳng cộng thêm việc cứ vài ngày lại bị xuất tinh khi ngủ khiến anh càng mệt mỏi, cân nặng giảm sút.
Có lẽ do tình trạng sức khỏe như vậy nên thời gian này, anh không có hứng thú gần gũi bạn gái. Nếu cố làm “chuyện ấy” thì anh H. lại rơi vào cảnh “chưa đi đến chợ đã tiêu hết tiền”. “Bạn gái tôi thấy vậy thì cứ nghi ngờ là tôi có người khác rồi bực bội, tra hỏi lung tung khiến tôi càng thêm mệt mỏi”, anh H. kể.
Để nắm rõ tình trạng mộng tinh khó hiểu của mình, anh H. đã đi gặp bác sỹ. Anh H. trình bày rằng, trong khi ngủ anh không hề nghĩ đến việc ái ân nhưng không hiểu sao lại cứ bị mộng tinh, tỉnh dậy anh mới phát hiện. Nghe anh kể về biểu hiện bệnh, sức khỏe, công việc, các bác sỹ kết luận, nguyên nhân khiến thời gian gần đây anh H. thường xuyên mộng tinh là do áp lực công việc, ăn uống không đầy đủ, ngủ thiếu giấc khiến cơ thể suy kiệt, rối loạn xuất tinh.
Trung T. (20 tuổi, Hà Nội) cũng hay bị mộng tinh. T. còn hay bị đau lưng mỗi khi đứng, ngồi lâu hoặc khi làm việc tay chân; đi tiểu nhiều lần, nhất là vào ban đêm và hay bị sónnước tiểu. T. cũng cảm nhận rõ rằng trí nhớ của mình có dấu hiệu giảm sút – việc này gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc học của cậu ở trường đại học.
“Mình đi khám bác sỹ thì được chẩn đoán rằng, các triệu chứng đau lưng, đi tiểu nhiều, trí nhớ kém có thể là do mộng tinh thái quá gây ra. Hiện mình đang đi châm cứu và phải uống thuốc để điều trị”, T. nói.
Nhận biết các triệu chứng thể hiện mộng tinh là bệnh lý
Bác sỹ nam khoa Nguyễn Anh Tuấn cho biết, nếu như con gái đánh dấu sự trưởng thành về mặt sinh dục bằng việc xuất hiện nguyệt san thì với con trai đó chính là mộng tinh. Hiện tượng mộng tinh là một phản ứng tất yếu của sinh lý cơ thể khi các cơ quan sinh dục của phái nam phát triển chín mùi.
Hiện tượng này thường sẽ kéo dài khoảng vài ba năm rồi tự hết khi cơ thể đã trưởng thành. Khi đàn ông xa vợ lâu ngày có thể cũng sẽ mộng tinh. Lại có người đàn ông ở sát bên vợ vẫnmộng tinh. Hiện tượng này được gọi là “bể” tràn. Cụ thể, cơ thể người chồng vẫn sản xuất tinh đều đặn, nhưng có thể do người này gián đoạn “chuyện ấy” với vợ trong một thời gian vì căng thẳng, áp lực công việc… nên lượng tinh đầy lên, quá sức chứa thì “bể” tràn.
Mộng tinh là hiện tượng sinh lý bình thường nếu chỉ xảy ra khoảng 2 – 3 lần/tháng. Nó có tác dụng giải tỏa áp lực giới tính để tạo thế quân bình về mặt tâm sinh lý. Nhưng nếu người nam nào liên tục bị mộng tinh kèm theo các dấu hiệu lạ thì đó là bệnh lý cần phải điều trị.
Bệnh mộng tinh cần điều trị khi nam giới có các triệu chứng như: Mộng tinh liên tiếp trong một tuần hoặc 10 ngày; đau lưng, chóng mặt, đi tiểu nhiều về đêm, cơ thể suy nhược, sút cân, thường có cảm giác bồn chồn, dễ giật mình tỉnh giấc; dương vật dễ cương cứng, xuất tinh sớm khi quan hệ tình dục.
Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh mộng tinh như áp lực công việc cao dẫn đến stress, tinh thần mệt mỏi; ăn uống không điều độ, thiếu chất dinh dưỡng khiến cơ thể suy nhược gây ra rối loạn xuất tinh. Thủ dâm quá nhiều, nghiện sex cũng là một nguyên dẫn tới mộng tinh.
Theo bác sỹ Tuấn, để khắc phục tình trạng mộng tinh, trước tiên người nam cần chịu khó vận động, chơi thể thao, giảm bớt khối lượng công việc để tinh thần thoải mái, thư giãn. Tránh dùng những chất kích thích như rượu bia, thuốc lá. Nên mặc y phục rộng rãi, thoáng mát để hạn chế việc quần áo cọ xát vào “cậu nhỏ”. Nếu đã làm các cách này mà tình trạng vẫn không giảm thì nên tới gặp bác sỹ chuyên khoa để được thăm khám, điều trị cụ thể.
Phương Linh
Nguồn: Emdep
Chưa có bình luận.