Thứ Sáu, 18/12/2015 | 23:01

Các xương cuốn mũi hoặc xương xoăn. Thành bên ngoài của các Hốc mũi không phẳng mà gồ ghề do có các xương cuốn. Thực ra đây chỉ là các lá xương, cong lồi về phía lòng của hốc mũi, và có chiều dài theo hướng trước-sau.

Hốc mũi hình thành một hệ thng đường hầm có nhiều ngách, nằm ở phần trung tâm của khi xương mặt, và được phân thành hai nửa bi một vách ở chính giũa.

Cốc hốc mũi thông với các hốc hơi gọì là các xoang cạnh mũi (sinus paranasales) hoặc xoang hơi của mặt: đó là các xoang trán, xoang hàm, xoang bướm, và xoang sàng. Về phía trước, các hôc mũi (xương) mở ra ngoài bằng hai lỗ gọi là các lỗ mũi trước. Về phía sau, các hốc mũi (xương) thông với phần họng-mũi (còn gọi là tỵ- hầu) bởi hai lỗ gọi là các lỗ mũi sau. Các hốc mũi là cơ quan để ngửi; vì vị trí cao của chúng, các hốc mũi là phần trên cùng của đường hô hấp.

Mỗi hốc mũi có bn thành, đó là: thành bên ngoài không đu đặn và thành bên trong, thành trên và thành dưới; ba thành sau này có cấu trúc đơn giản hơn.

Thành bên trong của hai hốc mũi là một khung xương-sụn chung cho cả hai hốc mũi nên còn gọi là vách mãi (septum nasi), vách mũi họp bi mảnh đứng thẳng của xương sàng ( phần trên), xương lá mía hoặc xương lưỡi cày ( phần sau và dưới) và vách sụn ( phần trước).

Vách mũi được phủ bỏi niêm mạc dễ tách khỏi nền xương-sụn, Cách bờ sau của lỗ mũi trước 1,5cm, đôi khi có thể thấy một lỗ nhỏ của cơ quan dacobson còn gọi là cơ quan lá mía-mũi (organum vomeronasaỉ), là một ống nhỏ di tích phôi thai, được lót bởi niêm mạc trên một chiều dài khoảng vài milimét. ở phần dưới của vách mũi, trong lớp niêm mạc có một “vết mạch”, là một vùng rất giàu mạch máu, và thưng là nơi xảy ra chảy máu cam (chảy máu mũi).

Thành trên của mỗi hốc mũi còn gọi là trần hốc mũi, là một máng dài theo chiều trước-sau, và cong lõm hướng xuống phía dưới, chỉ rộng khoảng vài milimét. Trần hốc mũi kể từ phía trước ra phía sau họp bởi: các xương mũi (còn gọi là xương sống mũi), gai mũi của xương trán, mảnh ngang của xương sàng (còn gọi là mảnh sàng: lamina cribosa) và thân xương bướm. Trần hốc mũi ngăn cách hốc mũi với hộp sọ, và là phần xương dễ gãy nhất của sọ-mặt, vì mảnh sàng rất mỏng.

Thành dưới còn gọi là nền (hoặc sàn) của hốc mũi, cũng có hình thể như một máng, nhưng máng này rộng hơn và ngắn hơn so với trần của hốc mũi. Sàn hốc mũi ngăn cách các hốc mũi với hốc miệng. Ba phần tư trước của sàn hốc mũi hình thành bởi mỏm khẩu cái của xương hàm trên, còn một phần tư sau là mảnh ngang của xương khu cái. Niêm mạc phủ nền hốc mũi che kín một ng nhỏ gọi là ng răng cửa (ductus incisiuus) hoặc ống khẩu cái trước.

Thành bên ngoài của các hốc mũi họp thành bởi mặt trong của các xương hàm trên và cánh trong của mỏm chân bướm, hai xương này tiếp khp lần lượt với:

xương lệ (os lacrimale);

mảnh đứng thẳng của xương khẩu cái;

các khi bên của xương sàng (còn gọi là mê cung xương sàng);

xương cuốn mũi dưới (concha nasalis inferior) còn gọi là xương xoăn dưới.

Xương sàng là yếu tố chính hình thành nên thành bên ngoài của hốc mũi, vì vậy xương này là được coi là “xương chính của mũi” (Guerran). Các xương tham gia vào thành bên ngoài của hốc mũi giới hạn hai ng và một lỗ:

ng mũi-lệ hoặc ống lệ-tỵ (canalis naso-lacrimalis), ng này giới hạn ở phía ngoài bởi xương hàm trên, xương lệ và mỏm lệ của xương cuốn mũi dưới; phía trong bởi chính xương cuốn mũi dưới; ống mũi-lệ là đường thông giữa hốc mt với hốc mũi, qua ống này nước mắt sẽ đổ vào ngách mũi dưới.

ng khẩu cái lớn hoặc ống khẩu cái sau, nằm giữa xương hàm trên và xương khẩu cái; ống này ngăn cách hoàn toàn với hốc mũi và chỉ có lỗ mở ra ở vòm khẩu cái.

Lỗ bướm-khẩu cái (foramen spheno- palatinum) gii hạn bi một khuyết cùng tên và xương bướm; qua lỗ này, hố chân bướm-khẩu cái thông với hốc mũi, và cũng qua lỗ này mà bó mạch-thần kinh chính của hốc mũi đi vào hốc mũi, do đó lỗ bướm- khẩu cái được coi là “rốn” của hốc mũi.

Các xương cuốn mũi hoặc xương xoăn. Thành bên ngoài của các Hốc mũi không phng mà gồ ghề do có các xương cuốn. Thực ra đây chỉ là các lá xương, cong lồi về phía lòng của hốc mũi, và có chiều dài theo hướng trước-sau.

Xương cuốn mũi dưới hoặc xương xoăn dưới (concha nasalis inferior) là một xương riêng biệt, và là xương dài nhất trong số các xương cuốn; xương cuổn dưới nằm bắc ngang qua lỗ của xoang hàm, che kín phần dưới của lỗ này, và tiếp khớp với gò cuốn của các xương hàm trên và xương khẩu cái, và tiếp khp với cả xương lệ.

Các xương cuốn (xoăn) trên và giữa (concha nasalis superior et media) không phải là các xương riêng mà là các bộ phận của xương sàng. Bờ trên của các xương cuốn này dính vào khối bên của xương sàng (hoặc mê cung xương sàng).

Xương cuốn giữa hình thành như một mỏm hình vỏ-van nhô vào phía trong, tới gần sát với vách mũi, và do đó phân chia hốc mũi ra thành hai tầng: tầng trên, là vùng khứu giác (regio olfactoria) và tầng dưới là vùng hô hấp (regio respiratoria). Xương cuốn giữa kéo dài ra trước và ra sau, vượt quá ở bên trên các xoang sàng ra phía trước và ra phía sau, để khớp vi mào sàng (hoặc gờ cuốn trên) của xương hàm trên và xương khẩu cái. Xương cuốn trên nhỏ hơn, nhưng có hình thể ging với xương cun giữa; có thể còn có một xương cun thứ tư hoặc xương cuốn trên cùng (xương cuốn Santorini). Phía trên các xương cuốn là vùng trên cuốn (hoặc ngách bướm-sàng), phía trước của ngách này có lỗ của xoang bướm m vào hốc mũi. Mỗi xương cuốn cùng với thành ngoài của hc mũi ở phần tương ứng, gii hạn một khoảng gọi là ngách mũi (meatus nasi).

 Atlas giải phẫu hốc mũi (Cavum nasi)

Các sụn của mũi – nhìn từ phía bên ngoài

Atlas giải phẫu hốc mũi (Cavum nasi) 

Các sụn của mũi – nhìn từ phía bên trong

 Atlas giải phẫu hốc mũi (Cavum nasi)

Các sụn của mũi – nhìn từ phía bên dưới

Những ngách mũi

Ngách mũi trên (meatus nasi superior) ch là một khoảng nhỏ, nằm ở phần sau của hốc mũi, trong ngách mũi trên thấy có 2 hoặc 3 lỗ nhỏ của các tế bào sàng sau (cellulae posteriors) m vào ngách mũi này.

Ngách mũi giữa (meatus nasi medius): ở thành bên ngoài của ngách này có nhiều cấu tạo:

Bọt sàng (buila ethmoidalis) bao gồm một tế bào sàng hình tổ chim én, thành trên của tế bào sàng này là một lá xương thuộc về xương xoăn giữa;

Một hoặc nhiều lỗ nhỏ của những tế bào sàng trước và giữa mở ra ở bên dưới và phía trước của bọt sàng (vào một rãnh ở phía sau của bọng này);

Nhĩ ngách mũi giữa hoặc lỗ thông giữa những ngách mũi;

Mỏm móc, là một lá xương có hình một lưỡi gươm cong, tự tách ra đi vào vùng đế mũi (agger nasi) – một vùng lồi lên khác cũng do một tế bào sàng tạo nên – mỏm móc vượt qua lỗ của xoang hàm, rồi tiếp với xương cuốn dưi ở phía dưới, và với xương khẩu cái ở phía sau;

Khe bán nguyệt (hiatus semilunaris) hoặc rãnh móc-bọt, nằm ở giữa bọt sàng và mm móc;

Phễu sàng hoặc ống trán-mủi liên tiếp với khe bán nguyệt, bắt chéo khi bên xương sàng; đây là một “ống thông nhô lên” cao trên đó hình thành xương cuốn giữa.

Ngách mũi dưới (meatus nasi inferior): ở phần trước của bờ trên của ngách này có lỗ dưới của ng mũi-lệ m vào ngách.

Lỗ của xoang hàm bị che lấp phía dưới bi mỏm hàm của xương cuốn dưới; xoang hàm mỏ vào ngách mũi giữa.

Nỉêm mạc mũi: Niêm mạc phủ thành bên ngoài của hốc mũi dính chặt với lốp ngoại cốt (màng xương, cốt-mạc) của các xương, và được gọi là niêm mạc ngoại ct. Niêm mạc này phủ bề mặt các xương và lồi ra để luồn sâu vào trong những xoang cạnh hốc mũi và những tế bào sàng (gọi chung là các xoang hơi). Riêng xoang hàm thì không như vậy, vì niêm mạc mũi che lp hai l của xoang, và chỉ đ cho xoang thông với hốc mũi ở phía sau và phía trên bởi một lỗ nằm ở phía trên mỏm móc. Các lỗ của tất cả các xoang hơi đều mở vào ngách mũi giữa là do chúng có cùng một nguồn gốc phôi thai vi hốc mũi tương ứng, từ nguồn gc phôi thai chung này về sau mới có sự phân ly khác nhau, về mặt định khu, thành bên ngoài của hốc mũi có thể phân chia thành ba vùng khác nhau: vùng ở phía trước phng nhẵn, vùng ở phía sau có các ngách vì có những xương cuốn và vùng trên là vùng khứu giác.

Atlas giải phẫu hốc mũi (Cavum nasi) 

Tháp mũi – khung xương, sụn và các cơ

Các mạch máu và dây thần kinh

Động mạch chính cung cấp máu cho hốc mũi là nhánh tận của động mạch hàm trên, gọi là động mạch bướm-khẩu cái, và những nguồn phụ là nhũng nhánh của động mạch mắt và động mạch mặt.

Động mạch bướm-khẩu cái (a. sphaenopalatina) chui qua lỗ bướm- khẩu cái (được coi như “rốn” của hốc mũi) để thoát ra khỏi hới thái dương, rồi phân chia thành nhiều nhánh gọi là các động mạch mũi sau, mũi ngoài, và mũi trong (aa. nasales posteriores, laterales et septi).

Động mạch mũi trong (còn gọi là động mạch vách mũi) sẽ tách ra những nhánh mũi trên và ngoài để phân phi cho vùng của xương cuốn trên, rồi đi chếch vách mũi để tới gần ống răng cửa thì nối tiếp với động mạch khẩu cái xuống, động mạch này đi ngang qua màn khẩu cái (hoặc khẩu cái mềm)  từ phía trước ra phía sau.

Những động mạch mũi ngoài, đôi khi hợp nhất thành một thân chung, phân bố các nhánh cho các xương cuốn mũi và cho các ngách mũi dưới và gia.

 Atlas giải phẫu hốc mũi (Cavum nasi)

Các mạch máu và dây thần kinh của niêm mạc mũi

Những nguồn động mạch phụ

Những động mạch sàng trước và sau (aa. ethmoidales anterior et posterior), đều là nhánh của động mạch mắt; những động mạch sàng này cung cấp máu cho vùng khứu giác và cho niêm mạc của vùng trước xương cuốn, cũng như cho xoang trán;

Động mạch dưi-vách mũi, là một nhánh của động mạch mặt; phân nhánh ở vùng trước-dưi của vách mũi.

‘”Vết mạch” là một vùng nhỏ niêm mạc nằm ở phần dưới trước của vách mũi, ở đây các động mạch đã mô tả ở trên ni tiếp với nhau. Hầu hết những trường hợp chảy máu cam (chảy máu mũi) nặng thường xảy ra ở phía sau của “vết mạch” và máu chảy ra là từ động mạch mũi trong.

Tĩnh mach đều đi kèm theo các động mạch cùng tên. Chúng tạo thành hai mạng lưới: một mạng lưới nông ở trong niêm mạc và một mạng sâu ở trong cốt-mạc (ngoại cốt). Những tĩnh mạch trong xương chảy thẳng tới rốn của hốc mũi, và là nguồn chảy máu trong phẫu thuật cắt xương cuốn. Máu tĩnh mạch của hốc mũi một phần được dẫn lưu qua những tĩnh mạch mũi sau vào đám rối tĩnh mạch chân bướm, một phần qua những tĩnh mạch mũi trên ti xoang tĩnh mạch hang, còn một phần nhỏ qua nhng tiểu tĩnh mạch đe đổ vào tĩnh mạch mặt.

Mạch bạch huyết (bạch mạch) tạo nên những mạng lưới phong phú nằm trong niêm mạc mũi, và cũng giống như các tĩnh mạch, chúng đẫn lưu bạch huyết theo ba hưóng: tới những hạch bạch huyết sau- hầu, tới các hạch cổ sâu, và một phẫn nhỏ hơn ti các hạch bạch huyết dưới-hàm.

Thần kinh giác quan (khứu giác)

Được đảm bảo bởi dây thần kinh khứu giác, bao gồm nhiều sợi xuất phát từ vùng khứu giác của niêm mạc mũi, và tập họp trên một diện tích khoảng 2 centimét vuông, ở mặt trên của xương cuốn trên và ở phần vách mũi ngang vi mức đó. Dây thần kình khứu giác là những bó sợi trục của các tế bào của niêm mạc khứu, các tế bào khứu giác này nằm rải rác, xen lẫn giữa những tế bào nâng đỡ của lớp niêm mạc. Những tế bào khứu giác lưỡng cực sẽ tiếp xúc thông qua các khớp thẫn kinh (sinap) với những tế bào mũ-ni (hoặc mũ sư) của hành khứu bởi sợi trục của chúng, sau khi những sợi trục này đã chui qua những lỗ của mảnh ngang xương sàng. Từ đây những xung thần kinh khứu giác sẽ trực tiếp đi tới vùng khứu não, không qua một trạm trung gian nào nữa, và do đó đường dẫn truyền khứu giác chỉ bao gồm có hai nơron.

Thần kinh cảm giác được đảm bảo bởi những nhánh tận cùng của dây thần kinh bướm-khẩu cái, một nhánh của dây thần kinh hàm trên, dây này lại là nhánh thứ hai của dây thần kinh tam thoa. Người ta phân biệt các dây thần kinh mũi trên (nn. nasales superiores) tới phân nhánh chi phối cảm giác ở phần niêm mạc phủ các xương cuốn giữa và dưới, dây thần kinh mũi-khẩu cái (n. naso-palatinus) thì chi phôi cảm giác ở vách mũi, và những nhánh của nhũng dây thần kinh khẩu cái trước và giữa thì chi phi cảm giác ở nền hốc mũi. Ngoài ra, có một nhóm những sợi thần kinh thực vật nằm trong dây thần kinh bướm- khẩu cái, chúng xuất phát từ hạch chân bướm-khẩu cái hoặc hạch bướm-khâu cái. Những sợi thần kinh thực vật kể trên đi ti hạch bướm-khẩu cái là nhũng sợi tách ra từ một dây thần kinh, gọi là dây thần kinh Vidien (đọc là vi-điêng), nằm trong ống chân bướm, thông qua rễ giao cảm của đám rối thần kinh quanh động mạch cảnh trong, và từ các dây thần kinh đá thông qua dây thần kinh mặt và dây thần kinh thiệt-hầu.

Dây thần kinh mũi trong hoặc dây thần kinh sàng trước, là nhánh của dây thần kinh mắt chi phối cảm giác ở vùng lô mũi và phần trước của mũi.

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook