Mặc dù hiện nay chúng ta hiểu biết chi tiết và chính xác hơn về toàn cảnh y học, nhưng chúng ta vẫn phải học hỏi 5 điều từ người Hy Lạp cổ đại được biết đến là thủy tổ của y học phương Tây.
1. Phương pháp điều trị mới mà cũ
Có quan niệm cho rằng để khám phá một phương pháp điều trị chưa từng biết thì có thể tìm từ luận cứ đã bị bỏ quên, cũng như lý do mà chúng ta học tập người Hy Lạp cổ đại. Một loại thảo mộc bị lãng quên, đã từng được sử dụng trong thế giới cổ đại, có thể sẽ là cơ sở chứng minh cho một loại thuốc mới ngày nay, nhưng điều đó vẫn chưa xảy ra. Điều này không hề đơn giản. Nó sẽ phải vượt qua những giai đoạn thử nghiệm khắc khe khác nhau, và không phải lúc nào cũng đơn giản.
Hy Lạp cổ đại không phải thời kỳ vàng son của nền y học an toàn, đơn sơ. Một số phương pháp điều trị như xông hơi tẩy uế nội tạng cũng không dễ chịu gì, nhiều người còn sử dụng nguyên liệu rất nguy hiểm như cây lê lư, loại cây độc từng được dùng vào thời kỳ cổ đại của Rome để làm mũi tên độc. Tuy nhiên, thuốc không phải là điểm khởi đầu của y học cổ đại, mà đầu tiên là chế độ ăn uống, theo nghĩa rộng là toàn bộ cách sống của bạn, bao gồm thực phẩm, đồ uống, tập thể dục, bài tiết và ngủ.
Sức khỏe được coi là sự cân bằng giữa các chất khác nhau trong cơ thể. Sự tập trung vào chế độ ăn uống không phải là ăn thực phẩm sống.
Thể trạng bệnh nhân là kết quả không chỉ từ sự cân bằng cơ thể, mà còn từ cách cơ thể tương tác với môi trường. Với các bệnh liên quan đến béo phì và sức khỏe tinh thần hiện nay, người ta càng ngày càng đi đến bác sĩ nhiều hơn, cũng không ngạc nhiên khi y học đang dần chuyển biến sang phương pháp tiếp cận toàn diện theo phong cách Hy Lạp.
Hình vẽ bác sĩ điều trị cho một bệnh nhân trên một chiếc bình Attic.
2. Y học đòi hỏi sự tin tưởng
Khi người Hy Lạp cổ đại uống thuốc, nguồn gốc phương thuốc không phải là vấn đề, mà mối quan hệ giữa bác sĩ và bệnh nhân mới là điều cần thiết. Các bác sĩ vẫn nói: “Hãy tin tôi, tôi là bác sĩ!“. Nhưng rõ ràng có rất nhiều khó khăn về nghề này trong thế giới cổ đại. Họ không phải là thành viên trong gia đình nên người bệnh sẽ có cảm giác nguy hiểm nếu họ đến gần, đặc biệt là khi cơ thể không khỏe. Bệnh làm người ta mất kiểm soát bản thân và do đó tính khí trở nên xấu hơn.
Để lấy được lòng tin của bệnh nhân, một bác sĩ phải xây dựng hình ảnh đứng đắn. Ngày nay, đó là chiếc áo blouse trắng. Còn tại Hy Lạp cổ đại, họ phải ăn mặc chỉnh chu, quần áo đơn giản, tránh mùi nước hoa nồng nặc, đặc biệt là không bao giờ dùng ngôn ngữ hoa mỹ như thi sĩ khi đến cạnh giường ngủ của bệnh nhân. Nếu đã đọc những vở bi kịch Hy Lạp, bạn sẽ thấy lý do tại sao người ta không làm như vậy. Khi bạn bệnh, sẽ không vui vẻ gì khi nghe “Chết là loại nước duy nhất có thể rửa sạch bụi trần” hoặc “Một mình tôi đau khổ, tôi bò lết, kéo đôi chân tồi tệ này“.
Là một bác sĩ, bạn cần phải hiểu những gì bệnh nhân suy nghĩ, và giúp họ tin tưởng bạn. Một khi họ đã tin tưởng bạn, họ sẽ chấp nhận điều trị.
Hãy tin tôi, tôi là một bác sĩ.
3. Phương pháp điều trị dựa trên tác phong
Y học không phải là một quá trình tuyến tính mà chúng ta di chuyển dần về phía “sự thật”. Nó cũng có những lúc thăng trầm, và những khám phá mới không phải lúc nào cũng được hưởng ứng. Giải phẫu con người là cách để tìm ra cách thức cơ thể hoạt động, được tiến hành trong thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên, nhưng sau đó bị chôn vùi trong hàng trăm năm. Hãy ghi nhớ điều này để chúng ta có thể nghiên cứu tại sao một phương pháp điều trị cụ thể được thông qua hoặc bị phản đối.
Y học La Mã dường như cũng đơn giản, các bác sĩ sẽ đến tận nhà trình bày với người đứng đầu gia đình để họ lựa chọn áp dụng phương pháp nào. Khi y học Hy Lạp được tiếp thu ở Rome, đó không thành công lập tức, bằng chứng là có một câu chuyện về vị bác sĩ Hy Lạp đầu tiên ở Rome đã bị dán mác là “tên dồ tể”.
Chiến thắng cuối cùng của y học Hy Lạp không phải là vì nó “tốt hơn”, mà có thể do người ta có ấn tượng từ tác phong hành xử, hoặc vì nó nằm ngoài nền tảng gia đình. Hoặc có thể là do những lời giải thích cần thiết hơn là hoàn toàn dựa vào vào uy tín bác sĩ.
Không đọc thơ ở đây. (Ảnh: Wellcome)
4. Chúng ta đều muốn biết “tại sao”?
Tại sao lại là tôi? Tại sao đến vào lúc này? Tôn giáo cổ đại đổ lỗi cho các vị thần, bạn thất bại vì bạn không tôn trọng đúng người theo đúng cách. Y học cổ đại cũng giải thích bệnh tật là do những gì bạn đã làm sai, nhưng nó không nói nhiều đến những vi phạm đạo đức như tôn giáo, thay vào đó là chế độ ăn uống không hợp lý, hay tập thể dục quá nhiều hoặc quá ít. Thời gian trong năm, vị trí nhà bạn, hoặc hướng gió… tất cả đều góp phần cho việc chẩn đoán.
Một khi chúng ta biết “tại sao”, chúng ta có thể biết được mình nên làm gì. Y học cổ đại thừa nhận rằng nếu đổ lỗi cho bệnh nhân cũng không ích gì, trong khi y học hiện đại mới chỉ bắt đầu nhận ra. Con người dường như có một thái độ sống tích cực hơn nếu họ biết từ “tại sao?” luôn nằm ngoài kiểm soát của bản thân họ.
5. Chúng ta không biết mọi thứ
Trước đây, các bác sĩ thường kê thuốc thalidomide cho thai phụ ốm nghén nhưng cuối cùng nó bị phát hiện là có hại nghiêm trọng cho thai nhi. Điều đó chứng tỏ y học cũng sai. Chúng ta quá ngây thơ khi nghĩ rằng mọi thứ chúng ta làm đều đúng.
Hình vẽ bác sĩ lấy mũi tên từ chân một người lính với cặp kìm.
Người Hy Lạp cổ đại nghĩ họ có câu trả lời, và chúng ta cũng thế. Nhìn vào một hệ thống y tế rất khác hiện nay nhưng kéo dài nhiều thế kỷ, chúng ta học được rằng ta không nên chấp nhận bất cứ điều gì mà không thử nghiệm nó và sẵn sàng nghĩ lại nếu có chứng cứ mới xuất hiện.
Tuy nhiên, người Hy Lạp cũng dạy chúng ta rằng, y học cần phải có ý nghĩa với bệnh nhân của mình. Nó không phải là phương châm kiểu như “một viên thuốc cho mọi căn bệnh”, tương tự việc điều trị một căn bệnh không phân biệt bệnh nhân. Nó là toàn diện, phòng ngừa, và phù hợp với từng cá nhân. Tương tự như vậy, với sự trỗi dậy các nghiên cứu di truyền hiện đại, tùy bệnh bốc thuốc cho mỗi người một lần nữa trở thành tiêu điểm của y học. Chúng ta có thể học được rất nhiều từ những người Hy Lạp cổ đại.
Tân Dân, theo Ancient Origins/ Tinhhoa
Nguồn: ĐKN
Chưa có bình luận.