Vì thói quen này mà nhiều người đang khiến cho dạ dày bị ảnh hưởng, tiêu hóa kém.
Với nhiều người, từ trước đến nay thói quen ăn cơm kèm uống nước không có gì lạ. Thậm chí, không ít người phải uống nước khi ăn cơm mới thấy ngon miệng hay quá trình tiêu hóa được dễ dàng hơn. Có những gia đình, con cái đã có thói quen uống nước khi ăn cơm nên bố mẹ thường nuông chiều theo cách này và không hề biết đây là thói quenkhông hề tốt như họ vẫn nghĩ.
Chị Thạch (Long Biên, Hà Nội) là người đã quen với việc ăn kèm uống từ khi còn nhỏ. Trước đây, kinh tế khó khăn, chị sử dụng nước lọc là chủ yếu, hiện nay chị uống kèm nước hoa quả, nước ép hoặc các loại nước có ga. Theo lời chị Thạch, dù có khi không khát nhưng thói quen này đã có hàng chục năm. Cho nên khi ăn có kèm nước khiến chị cảm thấy bữa ăn đủ vị và tiêu hóa dễ hơn.
Thậm chí, có những khi không có nước bên cạnh, chị Thạch thấy bữa cơm kém ngon, khó nuốt và tiêu hóa trì trệ. Chị Thạch cho rằng, đây là thói quen có thể không tốt nhưng rất khó bỏ.
Chi Thạch cho hay: “Tôi biết thói quen này có thể không tốt. Bởi vì những hôm ăn ngon miệng đã đành có những hôm lười ăn, cầm bát cơm đã thấy lưng lửng bụng. Nếu còn uống nước nữa cảm thấy dạ dày no căng, không còn thiết tha gì ăn uống nữa. Có hôm chỉ ăn được nửa bát là dừng lại vì uống hết cốc nước ngọt đã cảm giác no”.
Còn gia đình chị Bích (Hoàng Mai, Hà Nội) cũng có 2 con gái thường xuyên có thói quen ăn kèm uống. Không phải chuẩn bị sẵn nhưng cứ cầm bát cơm lên vừa ăn được vài miếng, các con gái của chị lại đòi uống nước. Theo lời chị Bích, trước đây, việc này xảy ra vài ba lần một tuần thì nay gần như là thói quen. Do chị không tập cho con nên các bé đã coi đây như là việc làm cần thiết khi ăn.
“Con không chỉ uống nước lọc còn có cả nước ngọt, nước có ga. Cho nên có những khi bé lười ăn mà chỉ thích uống nước ngọt. Tôi quát mắng thế nào cũng không nghe, các bữa ăn đành phải lấy nước ngọt ra dụ con ăn cho xong bữa”, chị Bích ngao ngán nói.
Bác sĩ cảnh báo nguy cơ khi uống nước trong lúc ăn
Trao đổi với chúng tôi, bác sĩ tiêu hóa Tuấn Anh cho hay, việc uống nước ngọt hay nước có ga khi ăn cơm là điều không nên làm. Bác sĩ chỉ rõ:“Như chúng ta đi ăn tiệc, ăn cơm ở các gia đình thường có thói quen uống kèm nước lọc, nước ngọt. Mọi người không hề biết thói quen này không hề tốt nên vẫn duy trì. Thậm chí, có người không ăn được bữa cơm trọn vẹn nếu không có ly nước bên cạnh”.
Theo bác sĩ Tuấn Anh, khi bạn ăn thức ăn và thêm một lượng nước vào cơ thể thì dạ dày dễ giãn ra. Kích thước dạ dày tăng lên, nước và thức ăn bạn vừa ăn đầu bữa cơm chiếm một thể tích lớn trong dạ dày. Khi đó, bạn sẽ cảm thấy no và ăn kém hơn, dù bạn chưa đưa được nhiều dinh dưỡng vào cơ thể.
“Đây là cảm giác đói giả, nước vào trong dạ dày nhiều nên bạn đầy bụng chứ không phải no. Khi gặp tình trạng này, bạn sẽ nhanh đói sau bữa ăn vì lượng thức ăn đưa vào ít hơn”, bác sĩ nói.
Đặc biệt, khi bạn bắt đầu ăn, dạ dày sẽ tiết ra dịch vị để bắt đầu tiếp nhận và nghiền nát thức ăn. Nước được đưa vào trong quá trình uống sẽ làm loãng dịch vị và khiến bạn
Mặt khác, khi bạn uống nước kèm ăn thì cơm và thức ăn sẽ được nhai không kỹ. Lúc đó, bạn sẽ nuốt nhanh hơn, hệ tiêu hóa sẽ phải làm việc nhiều hơn để nghiền nát thức ăn. Ngoài ra, theo quan niệm từ xưa “nhai kỹ no lâu”, nếu thức ăn không được nhai kỹ thì cơ thể khó hấp thu được hết chất dinh dưỡng.
Vì vậy để không ảnh hưởng đến việc ăn và tiêu hóa thức ăn, bạn nên uống nước trước và sau ăn 1-2 tiếng. Đặc biệt, tuyệt đối tránh uống nước ngọt, nước có ga trước khi ăn sẽ làm giảm cảm giác thèm ăn của bạn. Uống sau ăn 1-2 tiếng cũng là lúc thức ăn trong dạ dày đã được tiêu hóa gần như hết.
Đông Phong
Nguồn: Emdep
Chưa có bình luận.