Kết quả một cuộc kiểm nghiệm mới thực hiện cho thấy có tới 46,6% số mẫu rau củ và hoa quả của Thái Lan chứa chất độc hại cao hơn mức tiêu chuẩn an toàn cho phép.
Ngày 4/5, tờ Bangkok Post trích đăng kết quả thử nghiệm 138 mẫu hoa quả và rau củ phổ biến được Hệ thống cảnh báo thuốc trừ sâu Thái Lan (Thai-PAN) thu thập từ ngày 16 đến 18/3 tại 3 địa phương là khu Bangkok mở rộng, Chiang Mai và Ubon Ratchathani.
Theo đó, bắp cải và dưa hấu – hai loại thực phẩm thường bị nghi có chất độc hại – hóa ra lại an toàn, trong khi đó, hơn một nửa số hoa quả và rau củ được dán nhãn Q đảm bảo chất lượng do Văn phòng quốc gia Thái Lan về Hàng hóa nông nghiệp và Tiêu chuẩn thực phẩm có lượng chất độc hại vượt ngưỡng cho phép.
Thai-PAN đã gửi mẫu đi kiểm nghiệm tại một phòng thí nghiệm ở Anh, sử dụng phương pháp sàng lọc đa phần để xét nghiệm 450 loại chất độc hại.
Prokchol Ousup – nhân viên điều phối của Thai-PAN – cho biết, kết quả có tới 46,6% số mẫu chứa chất độc hại cao hơn mức tiêu chuẩn an toàn cho phép. Đáng chú ý, 57,1%số hoa quả và rau củ gán nhãn Q có mức không an toàn. Thậm chí,25% sản phẩm được chứng nhận hữu cơ (organic) – đáng lẽ phải không có hóa chất cũng bị phát hiện vượt tiêu chuẩn cho phép.
Các mẫurau củ và hoa quả này được lấy từ các cửa hàng thương mại hiện đại, nơi người tiêu dùng phải trả cái giá cao hơn so với thực phẩm ngoài chợ nhưng không hề được đảm bảo mức an toàn cao hơn. 46% sản phẩm ở các cửa hàng thương mại có chứa chất độc hại vượt mức cho phép so với 48% ở các chợ thông thường.
Theo đó, 100% ớt đỏ có lượng chất trừ sâu vượt ngưỡng cho phép, tiếp theo đó là cây húng quế và đậu dài (66,7%), cải làn (55,6%), cải thảo (33,3%), rau muống (22,2%), cà chua và dưa chuột (11,1%). Tuy nhiên, 100% bắp cải ở mức an toàn.
Với hoa quả, 100% mẫu cam và ổi được xét nghiệm có chất độc hại vượt mức cho phép. Thanh long, đu đủ, xoài nam dokmai có lượng tồn dư chất độc lần lượt là 71,4%, 66,7% và 44,4%.
Dưa hấu cũng không có chất độc hại, đúng với kết quả kiểm nghiệm được thực hiện tại Đại học Mahidol năm 2014.
Thai-PAN đã chuyển kết quả kiểm nghiệm tới nhiều chuỗi cửa hàng thương mại hiện đại, Hiệp hội Tiêu thụ thực phẩm sạch của Thái và các cơ quan chính phủ liên quan.
Trước kết quả này, bà Kingkorn Narintarakul – Phó giám đốc của tổ chức thúc đẩy an toàn thực phẩm và nông nghiệp BioThai – khẳng định Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã Thái Lan cần cải tổ hoạt động để đảm bảo tính xác tín của nhãn Q.
Bà Kingkorn cho biết, kết quả kiểm nghiệm năm nay đã được mở rộng ra nhiều loại thực phẩm. Nếu chỉ xét nghiệm 4 nhóm chính như năm 2012 thì tỷ lệ không an toàn chỉ là 18% so với 48,6% của năm 4 năm trước.
Theo Zing
Nguồn: TTOnline
Chưa có bình luận.