Mang thai

Rỉ ối: nguyên nhân, điều trị, cách phòng tránh và phân biệt với són tiểu

Nguyên nhân, hướng điều trị, cách phòng tránh và phân biệt rỉ ối với són tiểu

Túi ối là môi trường nước bao bọc và bảo vệ thai nhi tránh những tác động bên ngoài như các va chạm nhẹ. Toàn bộ nước ối nằm trong túi ối và có thành phần như: Hormone, các tế bào của hệ miễn dịch, chất dinh dưỡng, nước tiểu của em bé. Nước ối là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng đối đối với sự sống còn và phát triển của thai nhi nằm trong bụng mẹ. Lúc nhiều nhất, lượng nước ối trong bụng thai phụ sẽ xấp xỉ khoảng 1 lít.

Sau tuần thứ 36 của thai kỳ, lượng nước ối sẽ bắt đầu giảm đi để chuẩn bị cho em bé ra đời. Khi siêu âm trong những tuần trước khi sinh, bác sỹ sẽ ước lượng được lượng nước ối bao quanh em bé. Lượng nước ối vừa đủ là môi trường lý tưởng để giúp em bé phát triển. Nước ối nhiều (đa ối) hay ít (thiểu ối) cũng sẽ ảnh hưởng đến em bé cũng như quá trình sinh nở sau này.

Rò rỉ (rỉ ối) là hiện tượng thường gặp ở mẹ bầu trong cuối thai kỳ, tuy nhiên ở giai đoạn này khi thai nhi đã lớn, tử cung và các bộ phận khác bị chèn ép nên thai phụ hay bị són tiểu không kiểm soát. Vì vậy việc rò nước ối hay bị nhầm với việc són tiểu của các thai phụ. Những biện pháp phát hiện sớm phòng ngừa và tiên lượng là cần thiết cho mẹ và bé.

Những nguy hiểm khi bị rò ối (rỉ ối)

Rỉ ối trong 3 tháng đầu và/hoặc 3 tháng giữa thai kỳ có thể gây ra các biến chứng như:

+ Dị tật bẩm sinh

+ Sảy thai

+ Sinh non

+ Thai chết lưu

Trong 3 tháng cuối thai kỳ, quá ít nước ối có thể dẫn đến:

+ Khó sinh, do dây rốn bị ép chặt và có thể ảnh hưởng đến khả năng lấy oxy của em bé

+ Tăng nguy cơ phải sinh mổ

+ Thai nhi chậm phát triển

Có rất nhiều cách điều trị thiểu ối nếu bạn bị rỉ ối quá nhiều. Bác sỹ có thể sẽ cho bạn biết về các lựa chọn phương án điều trị tốt nhất.

Nguyên nhân rò nước ối (rỉ ối)

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng rỉ ối là do thai phụ gặp phải những bất thường về túi ối, khiến màng ối ngày càng mỏng đi, dẫn đến rò rỉ nước ối. Tình trạng này thường gặp ở những thai phụ có ngôi thai bất thường, khung xương chậu hẹp, đa thai, đa ối, viêm màng ối, bánh nhau bám vị trí không tốt trên thành tử cung hoặc là hở eo tử cung. Ngoài ra, rỉ ối có thể xuất hiện ở bất kỳ mẹ bầu nào, đôi khi không rõ nguyên nhân.

Phân biệt rò ối (rỉ ối) với són tiểu

Việc nhận biết các dấu hiệu rỉ ối sớm là cần thiết để giúp thai phụ hạn chế được các nguy cơ xấu đối với thai nhi và ngăn ngừa các biến chứng do vỡ ối sớm, sinh non.

+ Nước ối không màu còn nước tiểu có màu

+ Nước ối không có mùi còn nước tiểu có mùi khai

+ Thai phụ có thể nhịn tiểu nhưng nước ối bị rò thì thai phụ không thể nhịn vì vậy hãy thử nín tiểu trong vòng 30 phút đến 1h để theo dõi.

+ Làm rỗng bang quang bằng cách đi tiêu sạch nếu thai phụ vẫn thấy ướt quần chip thì đó là hiện tượng rò ối/rỉ ối.

+ Đem chất lỏng thử với quỳ tím, nếu nó biến thành màu xanh đen thì có nghĩa là mẹ đã bị rò ối/rỉ ối. Còn nếu giầy quỳ không đổi màu, tức là mẹ chỉ bị són tiểu.

+ Nếu thỉnh thoảng xuất hiện các cơn gò tử cung kèm theo tình trạng hiện tượng ướt quần chip thì đó có thể là rò ối/rỉ ối chứ không phải là hiện tượng són tiểu.

Hướng xử trí khi bị rò ối/rỉ ối

+ Khi phát hiện bị rò rỉ ối, thai phụ cần làm là hãy đến các cơ sở y tế để thăm khám ngay. Ngay khi nước ối bị rò rỉ, màng ối cũng dần trở nên mỏng hơn và chúng có nguy cơ bị vỡ bất cứ khi nào trong thai kỳ, rất nguy hiểm.

+ Thường nếu thai còn bé thì thai phụ buộc phải uống kháng sinh để chống các nguy cơ nhiễm trùng ối, đồng thời truyền dịch và dùng thuốc chống co bóp tử cung để ổn định túi ối.

+ Trong trường hợp thai nhi đã đủ sức sống (lớn hơn 37 tuần thai) thì bác sĩ có thể sẽ quyết định giục sinh sớm để tránh những rủi ro cho bé.

Các phòng tránh rò ối/rỉ ối

Rò ối/rỉ ối ảnh hưởng đến sức khỏe cho cả mẹ và bé. Vì vậy cách phòng tránh tốt nhất là: Thường xuyên theo dõi những thay đổi của cơ thể, ngăn ngừa tối đa các biến chứng có thể xảy đến nhờ phát hiện và điều trị kịp thời, siêu âm, khám thai định kỳ. Nếu bị rò ối/rỉ ối, thai phụ cần phải giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, tránh viêm nhiễm. Thai phụ không nên quan hệ tình dục, ngâm mình trong bồn tắm, thụt rửa âm đạo hay tự kiểm tra vùng kín bằng tay. Thai phụ cũng không nên dùng băng vệ sinh vì chúng sẽ gây ra viêm nhiễm nặng hơn.

Bài liên quan: Cách phân biệt rò ối/rỉ ối với són tiểu

Yhocvn.net

Bác sĩ

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

2 days ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

2 days ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

4 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

5 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

6 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago