Thứ Ba, 23/08/2016 | 12:30

Răng mọc, khôn đâu chưa thấy, nhưng nhiều người đã phải tá hỏa vì cái sự mọc “dại” của chúng.

Đã mấy hôm nay,chị Bình (35 tuổi, Nghệ An) không ăn uống được gì, người cứ ngây ngấy sốt, tay thì lúc nào cũng ôm mặt phía có chiếc răng khôn đang nhú. Hiềm một nỗi, nó đang có xu hướng mọc lệch về phía má khiến chị vô cùng lo lắng. Đến bệnh viện khám,chị được bác sĩ cho biết: “mọc răng khôn rất quan trọng. vì nếu răng khôn mọc sai chỗ sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mà đôi khi nhiều người cứ chủ quan bỏ qua”.

Răng khôn mọc “dại”
Khi răng khôn mọc không đúng chỗ, nó sẽ “gậy họa” cho bạn. (Ảnh minh họa)

Tại sao gọi là răng khôn?

Răng khôn thường mọc ở độ tuổi từ 17 đến 21 hoặc lớn hơn, nói nôm na khi bạn đã đủ khôn thì răng sẽ mọc. Bộ răng của người trưởng thành gồm 32 chiếc, và 4 chiếc răng lớn trong cùng của hàm gọi là răng khôn. Khác với răng thường, răng khôn chỉ mọc vào đúng thời điểm của nó, có người đến

40 tuổi nó mới chịu mọc. Răng khôn mọc có thể “xâm phạm” một phần của nướu răng làm cho lớp vành của mô nướu răng ngày càng lớn ra. Lớp vành này là nơi thức ăn có thể bám vào và gây nguy cơ nhiễm trùng nướu.

Cũng giống như răng thường, răng khôn cũng có thể mọc lệch hoặc sai chỗ. Không ít trường hợp răng khôn mọc lệch đã dẫn đến những hậu quả đáng tiếc như tổn hại đến chiếc răng kế bên, xương hàm hoặc dây thần kinh. Hoặc khi răng mọc nghiêng về răng hàm thứ hai làm cho răng này dễ bị sâu do đóng nhiều mảng bám và vôi răng.

Hơn thế, những chiếc răng khôn mọc “vô tội vạ” này còn tạo ra những khe hở cho vi khuẩn thâm nhập vào răng gây viêm nhiễm, đau, cứng hàm và dần dần phá hủy tủy xương răng.

Để răng khôn mọc đúng chỗ

Bạn cần chú ý đến răng trẻ để có dự đoán sớm nhất những chênh lệch về vị trí của răng khôn. Nên chụp X-quang hàm răng vào giai đoạn khi răng chưa mọc để phát hiện sớm mầm răng.

Nếu chiếc răng khôn chưa có dấu hiệu gì ảnh hưởng đến hàm răng, nha sĩ sẽ gắp mầm răng ra. Những bất thường khi mọc răng khôn cần điều trị sớm để tránh những tai biến có thể xảy ra.

Một số người trên 30 tuổi thường phải nhổ răng khôn trong trường hợp bị đau hoặc tê cứng phần hàm gần răng khôn bị va chạm, đau hoặc sưng do mọc ở vị trí bất lợi và cọ xát vào má, lưỡi hoặc trên và dưới của miệng gây khó chịu.

Vệ sinh răng khôn sau khi nhổ

24 giờ đầu sau khi nhổ, răng của bạn có thể bị chảy máu trong nhiều giờ. Để cầm máu, bạn hãy dùng miếng gạc sạch để đặt lên vết thương đồng thời cắn chặt nó lại và giữ nguyên như vậy liên tục trong khoảng 45 phút.

Lúc này, bạn không nên nhổ nước bọt hoặc súc miệng, tránh những động tác hút chẳng hạn như uống nước bằng ống hút hoặc hút thuốc, cả việc ăn hoặc uống nước nóng và thức uống có cồn cũng kiêng cữ. Nếu không, các cục máu bầm sẽ bị vỡ, làm khô chân răng.

Bạn có thể vẫn chải răng bình thường, nhưng tránh va chạm trực tiếp vào khu vực xung quanh vết thương. Sang ngày hôm sau, có thể chải răng nhẹ nhàng. Không nên dùng nước súc miệng đề phòng gây dị ứng cho vết thương.

Lưu ý: Sau khi nhổ răng khôn nếu bị sưng mặt, bạn hãy bọc một viên đá trong khăn để đặt lên chỗ sưng trong khoảng 10 phút, sau đó làm lại trong 20 phút. Sau đó cần súc miệng với nước muối ấm pha loãng theo tỉ lệ 1 ly nước ấm: 1/2 muỗng cà phê muối sau mỗi bữa ăn và trước giờ ngủ.

Thùy Như

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook