Dụng cụ chứa nước và dùng để uống nước an toàn nhất là bình và cốc thủy tinh, pha lê. Tuyệt đối không nên dùng các loại bình nhựa tái chế để trữ nước.
Chất độc có trong nhựa có thể hòa tan vào nước?
Ngày nay, nhiều người vẫn có thói quen đựng nước trong các chai nhựa. Thông thường, nước đóng chai sẽ có những tiêu chuẩn nhất định như quá trình lọc cặn khô, khử sắt, mangan, làm mềm khử khoáng, khử màu, khử mùi, cân bằng pH, lọc bằng màng thẩm thấu hoặc màng nano cuối cùng là tái diệt khuẩn bằng tia cực tím.
Sản phẩm nước đóng chai được cho là tương đối an toàn cho người sử dụng vì nó phải tuân thủ theo rất nhiều tiêu chuẩn kỹ thuật rất khắt khe. Vì vậy khi mua nước đóng chai cần chọn thương hiệu uy tín, nơi sản xuất đảm bảo.
Tuy nhiên, theo khuyến cáo của, BS.TS Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam: “Hầu hết các loại nước đóng chai đều dùng chai nhựa. Nếu nước đựng trong chai nhựa trong một thời gian dài mà không được bảo quản tốt có thể làm cho nhựa thải ra một lượng nhỏ hóa chất vào nước”.
Nước đóng trong chai nhựa bảo quản không tốt qua thời gian có thể có chất độc hòa tan vào nước, ảnh minh họa.
Theo phân tích của của BS.TS Trương Hồng Sơn, nguyên liệu làm chai nước là polyethylene (PET) có nguồn gốc từ dầu mỏ nên vẫn có thể tồn tại các chất độc hại hòa tan vào trong nước nếu tích trữ nước quá lâu.
“Nồng độ chất antimony có trong những chai nước để lâu ngày có thể gây ra triệu chứng buồn nôn, chóng mặt ở liều lượng nhỏ”, BS.TS Trương Hồng Sơn nói.
Ngoài vấn đề về dùng chai nhựa, nước đóng chai phải trải qua quá trình sản xuất nghiêm ngặt. Nếu quá trình này không đảm bảo có thể gây ảnh hưởng sức khỏe.
Đựng nước trong dụng cụ nàosẽ an toàn?
PGS.TS Phạm Văn Hoan, Phó viện trưởng Viện y học ứng dụng Việt Nam cho hay: “Việc lạm dụng đồ nhựa để chứa nước và dùng để uống nước là khá phổ biến trong nhân dân. Tôi thấy rất nhiều gia đình dùng các loại chai nhựa có màu sắc sặc sỡ để chứa nước do nghĩan toàn và đẹp. Nhưng điều này rất nguy hiểm, những loại nhựa có màu sắc sặc sỡ có thể sản xuất từ thuốc nhuộm công nghiệp hay phẩm màu. Khi dùng các dụng cụ nhựa này để chứa nước hay uống nước (cốc) có thểảnh hưởng tới sức khỏe”.
“Dụng cụ chứa nước và dùng để uống nước an toàn nhất là bình và cốc thủy tinh, pha lê. Tuyệt đối không nên dùng các loại bình nhựa tái chế để trữ nước. Khi mua đồ nhựa, đáy chai sẽ có ký hiệu con số từ 1-7. Chai nhựa có ký hiệu số 1 sẽ chỉ sử dụng một lần trong thời gian ngắn và không được tái sử dụng. Loại nhựa có số từ 2,3,5 là loại nhựa tương đối tốt nhưng cũng không dùng để trữ nước trong một thời gian dài”, PGS.TS Phạm Văn Hoancho hay.
Ngoài sai lầm dùng đồ nhựa để trữ nước và uống nước, PGS.TS Phạm Văn Hoan còn nhấn mạnh thêm người Việt có thói quen xấu chỉ uống nước khi thấy khát. Khi cảm thấy khát nước có nghĩa là cơ thể đã bị thiếu nước trong một thời gian kéo dài. Cảm giác khát nước là dấu hiệu cho thấy cơ thể đã mất nước.
“Không nên đợi khát nước mới uống. Nên uống nước thường xuyên trong suốt cả ngày, kể cả khi không thấy khát. Có thể thường xuyên cung cấp nước cho cơ thể từ những loại thực phẩm như rau và trái cây. Ví dụ, một quả táo có thể cung cấp lượng nước bằng một cốc nước”, PGS.TS Phạm Văn Hoan chia sẻ.
Uống quá nhiều nước trong một thời gian ngắn cũng có thể nguy hiểm cho tính mạng. Vì có thể làm cho lượng natri trong máu giảm thấp. Gây ra tình trạng rối loạn điện giải và gây tử vong do hạ natri máu hay còn gọi là ngộ độc nước.
Ngọc Minh
Nguồn: Emdep
Chưa có bình luận.