Thứ Tư, 06/12/2017 | 16:34

Thông thường khi trẻ bị ho, sốt bố mẹ thường kiêng không cho con ăn thịt gà, tôm bởi quan niệm dân gian cho thấy những thực phẩm này khiến bệnh trở nên nặng hơn. Tuy nhiên dưới góc độ y khoa, các bác sĩ cho rằng việc làm này là không cần thiết, trái với khoa học.

Hiểu đúng về quan niệm dân gian

Thạc sĩ – Bác sĩ Nguyễn Văn Hữu, khoa đơn nguyên Tai – Mũi –Họng, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City chia sẻ: trong kinh nghiệm dân gian khuyến cáo khi trẻ ho không nên cho ăn thịt gà, tôm, đồ tanh như cua, cá, tuy nhiên đây là quan niệm sai lầm bởi ho là do một số bệnh lý ở trẻ như viêm nhiễm, nhiễm trùng hoặc dị ứng.

Có một số người nghĩ khi ăn tôm trẻ dễ bị vướng vỏ tôm, râu tôm ở cổ họng, gây ngứa họng và ho. Tuy nhiên, nếu người lớn bóc hết vỏ tôm, đầu tôm, râu tôm còn phần thịt sẽ không còn hiện tượng trên nữa.

Đặc biệt, trong tôm, thịt gà chứa hàm lượng lớn đạm, kẽm làm tăng sức đề kháng và rất tốt cho sức khỏe. Bởi vậy khi trẻ ốm, ho sốt, bố mẹ nên cho trẻ ăn nhiều thực phẩm giàu đạm như thịt gà, tôm, các loại thực phẩm rau sạch và hoa quả. Tuy nhiên, những trẻ có tiền sử dị ứng với tôm, thịt gà nên tránh bởi nếu trẻ ăn những thực phẩm có tiền sử bị dị ứng làm cho trẻ ho nhiều hơn, bệnh tiến triển nặng.

Chế độ dinh dưỡng khoa học khi trẻ bị ho:

– Cho trẻ ăn các món ăn mềm, lỏng, dễ nuốt như súp gà, cháo thịt lợn.

– Không cho trẻ đồ uống có ga, đồ cay quá nóng hay quá lạnh để tránh bị sặc và gây ho.

– Tránh các đồ ăn nhiều dầu mỡ, đậu phộng, socola bởi chúng gây kích thích niêm mạc họng gây ho, dễ sinh đờm.

– Bổ sung những thực phẩm giàu vitamin A, vitamin C như rau củ quả có màu xanh, cam, chanh, thực phẩm giàu kẽm như ngao, sò, củ cải trắng làm dịu cơn rát cổ họng.

– Cho trẻ uống nhiều nước hoặc tăng cường bú mẹ ở trẻ nhỏ để làm loãng đờm. – Nếu trẻ bị chảy mũi thì rửa sạch mũi bằng nước muối sinh lý theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn, trẻ lớn hơn có thể xì mũi nhẹ nhàng từng bên một.

Theo soha.vn

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook