Trung bình, khoảng 20% quãng thời gian sống của chúng ta chìm trong âm nhạc. Thế nhưng, có không ít những điều bí ẩn xoay quanh trải nghiệm âm nhạc của tất cả mọi người. Chẳng hạn như, tại sao bản nhạc này khiến chúng ta cảm động, còn bản nhạc kia thì khiến chúng ta lắc lư nhún nhảy? Hay tại sao nhiều bài hát mà người này thích lại khiến người kia khó chịu?
Và tại sao đối với một số người, chơi một nhạc cụ nào đó tỏ ra vô cùng đơn giản, nhưng với một số người khác, chỉ riêng việc hát đúng tông đã là cả một điều khó khăn? Thực ra, dưới góc nhìn của khoa học, những biểu hiện khác biệt này không phải là sự ngẫu nhiên, mà phụ thuộc rất nhiều vào tính cách của mỗi con người.
Theo như một nghiên cứu được David M. Greenberg cùng các đồng sự công bố trên trang plos.org, sở thích âm nhạc của mọi người thường sẽ khác biệt tùy theo 3 lối suy nghĩ khác nhau. Nhóm E (Empathisers) có xu hướng quan tâm đến suy nghĩ và cảm xúc của người khác. Nhóm S (Systemisers) lại tập trung vào những mô hình, hệ thống cũng như các quy tắc quy định thế giới xung quanh họ. Còn những người cân bằng giữa E và S được xếp vào một nhóm khác, nhóm B (Balanced).
Những nghiên cứu khoa học trong quá khứ đã chứng tỏ rằng, 95% dân số trên thế giới có thể được xếp vào một trong ba nhóm trên. Từ đó, có thể đưa ra rất nhiều dự đoán về hành vi của những người này, chẳng hạn như họ thích học về khoa học tự nhiên, hay văn hóa xã hội, v…v… Và rất có thể, việc dự đoán sở thích âm nhạc của mỗi người theo cách mà họ tư duy cũng hoàn toàn khả thi.
Âm nhạc và lối suy nghĩ của mỗi người
Để nghiên cứu về hiện tượng này, ông Greenberg cũng các đồng sự đã tiến hành nghiên cứu với hơn 4000 tình nguyện viên khác nhau. Những người này được yêu cầu nghe và cho ý kiến về 50 bản nhạc thuộc nhiều thể loại khác nhau. Sau khi đối chiếu với cách tư duy chủ đạo của các tình nguyện viên, nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng, những người thuộc nhóm E có xu hường thích những bản nhạc êm dịu, buồn và có nhiều chiều sâu cảm xúc, như bài “Come Away With Me” của Norah Jones, hay “Hallelujah” do Jeff Buckley trình bày.
Trong khi đó, những người thuộc nhóm S thích những bản nhạc mạnh mẽ hơn, thường là hard rock, punk hoặc heavy metal. Ngoài ra họ còn thích những bài hát có chiều sâu về mặt nội dung cùng một chút gì đó “phức tạp”. Còn đối với nhóm B, có vẻ gu âm nhạc của nhóm này đa dạng hơn rất nhiều so với hai nhóm phía trên.
Cách mà bạn tư duy cũng ảnh hưởng rất nhiều đến gu âm nhạc cá nhân
Đồng thời, thông qua một nghiên cứu được ông Greenberg thực hiện cùng phòng thí nghiệm BBC nước Anh, ông cũng phát hiện ra rằng tính cách con người có thể góp phần đoán định năng khiếu âm nhạc của họ, bất kể việc những người này đã từng chơi nhạc cụ bao giờ hay chưa. Cụ thể hơn, 7.000 tình nguyện viên tham gia nghiên cứu này được đánh giá điểm số theo năm nhóm tính cách cơ bản: tính cởi mở, sự tận tâm, tính hướng ngoại, tính dễ chịu, và tính ổn định tâm lý. Sau đó, các tính nguyện viên được yêu cầu tham gia các hoạt động để đánh giá năng khiếu âm nhạc của mình, chẳng hạn như ghi nhớ các giai điệu, hay chỉ ra nhịp phách trong bài hát, v… v…
Nhóm nghiên cứu tìm ra được tính cách quyết định nhiều nhất đến năng lực âm nhạc của mỗi người chính là tính cởi mở. Những người như vậy thường rất giàu trí tưởng tượng và sở hữu nhiều sở thích khác nhau, đồng thời cũng sẵn sàng thay đổi cách tư duy của mình khi môi trường sống xung quanh thay đổi. Bên cạnh đó, những người hướng ngoại có xu hướng nói nhiều hơn, quyết đoán hơn, và có khả năng hát tốt hơn. Về cơ bản, những người này có tiềm năng để phát triển khả năng âm nhạc, chỉ có điều họ không chú ý đến khả năng này mà thôi.
Trị liệu bằng âm nhạc
Những kết quả thu được từ các nghiên cứu gần đây cũng đồng nghĩa với việc, từ năng lực âm nhạc cũng như sở thích nghe nhạc của mỗi cá nhân, ta có thể biết được một số đặc điểm tính cách cơ bản cũng như lối suy nghĩ của họ. Điều này sẽ có ích rất nhiều đối với các bậc phụ huynh, giáo viên, cũng như bác sĩ. Chẳng hạn như, dựa vào thông tin về đặc điểm tính cách, những đứa trẻ có tiềm năng về khả năng âm nhạc sẽ có thể được cha mẹ hướng cho học thêm một hay một vài loại nhạc cụ. Những nhà trị liệu bằng âm nhạc của thể điều chỉnh liệu pháp cho bệnh nhân tùy thuộc và cách mà họ tư duy, v…v…
Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu cũng kỳ vọng rằng có thể sử dụng những khám phá mới này để giúp ích cho những người mắc chứng tự kỷ hay gặp khó khăn trong giao tiếp, cũng như hỗ trợ con người sớm vượt qua nỗi đau về mặt tinh thần.
Tham khảo iflscience
Nguồn: GenK
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…