Bệnh viêm V.A. ở trẻ nhỏ và cách phòng tránh

Viêm V.A ở trẻ nhỏ, V.A. (Vegetations Adenoides) là một tổ chức lympho nằm ở vòm họng gần cửa mũi sau, thuộc vòng bạch huyết waldayer. Vòng bạch huyết này gồm 6 amidan, trong đó có amidan vòm gọi là V.A. Bình thường V.A. phát triển đến 6-7 tuổi thì teolại và tự mất.

Nguyên nhân của viêm V.A.

Viêm V.A. ở tình trạng cấp tính là do sự xâm nhập của một số loại vi rút như vi rút adeno, myxo, rhino và một số loại vi khuẩn như tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn tan huyết bêta nhóm A, haemophilus, influenzae. Nếu tình trạng viêm V.A. cấp tính quá phát hoặc viêm nhiễm cấp tính nhiều lần sẽ dẫn đến viêm V.A. mãn tính. Thường thì viêm V.A. cấp tính xuất hiện nhiều ở độ tuổi trẻ sơ sinh, còn viêm V.A. mãn tính xuất hiện nhiều ở trẻ từ 18 tháng tuổi đến 7 tuổi.

Biểu hiện của viêm V.A.

+ Thể trạng trẻ kém, hay bị ốm vặt;

+ Khi ngủ, trẻ hay ngáy to;

+ Trẻ đau tai, khi khám thấy màng nhĩ mất bóng, xám đục, hơi lõm vào do vòi nhĩ bị tắc;

+ Trẻ bị đau họng, khi khám thấy niêm mạc họng đỏ, lớp niêm mạc bị phủ bởi một lớp mủ nhầy màu trắng hoặc vàng;

+ Trẻ bị viêm mũi, mũi tiết dịch nhầy nhiều, niêm mạc phù nề dẫn đến ngạt mũi;

+ Trẻ bị sốt, có thể sốt cao dẫn đến co giật.

Những biến chứng của viêm V.A.

Viêm V.A. cấp tính nếu không được điều trị dứt điểm sẽ dẫn đến viêm V.A. mãn tính. Từ viêm V.A. mãn tính, sẽ dẫn đến viêm thanh quản, khí quản, phế quản, viêm tai giữa. Viêm V.A. mãn tính còn làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ thể như ngực lép, lưng gù, bụng ỏng, đít teo.

Điều trị viêm V.A.

Khi bị viêm V.A. cấp tính, trẻ cần được đưa đi khám để được bác sỹ điều trị kịp thời, dứt điểm. Lúc này bác sỹ sẽ tiến hành kiểm tra mũi cho trẻ, nếu mũi trẻ chảy nước trong hoặc mũi xanh, nhiều chất nhầy đóng bít, ảnh hưởng đến đường thở thì trẻ sẽ được chỉ định nhỏ thuốc, hút dịch, làm khí dungrồi kết hợp với uống thuốc kháng sinh. Trong sinh hoạt hàng ngày, cần cho trẻ ăn theo thực đơn giàu chất dinh dưỡng, cho trẻ vận động phù hợp để nâng cao sức đề kháng của cơ thể.

Trường hợp viêm V.A. cấp tính kéo dài, bác sỹ sẽ cho điều trị bằng thuốc kháng sinh liều cao hơn, thời gian điều trị lâu hơn. Nếu viêm V.A. trở thành mãn tính, trẻ sẽ được tiến hành nạo V.A. Nạo V.A. thường tiến hành cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên, trừ trường hợp đặc biệt có thể được chỉ định nạo sớm hơn. Nạo V.A. là một tiểu phẫu đơn giản để nạo bỏ hết tổ chức V.A. Nạo V.A. là một cách tốt để phòng các biến chứng do viêm V.A. gây ra.

Cách phòng tránh bệnh viêm V.A.

Để phòng tránh bệnh viêm V.A, trẻ cần phải có thể lực tốt để tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Hàng ngày, trẻ phải được vệ sinh sạch sẽ các bộ phận tai, mũi, họng. Một trong những cách vệ sinh mũi họng tốt là dùng nước muối nhạt nhỏ mũi cho trẻ hằng ngày. Khi trời lạnh, trẻ cần được giữ ấm, bao gồm cả các bộ phận bàn chân, bàn tay, tai, cổ. Đặc biệt, tình trạng ô nhiễm ở các đô thị Việt Nam ngày càng gia tăng, nên khi cho trẻ ra ngoài đường, bố mẹ cần đeo khẩu trang cho con để giữ vệ sinh đường hô hấp cho trẻ.

Thùy Lê

adminyhoc

Recent Posts

2 loại men vi sinh giúp giảm tình trạng tăng huyết áp

Các yếu tố gây ra huyết áp cao hoặc tăng huyết áp bao gồm ăn…

3 days ago

Phương pháp cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau kỳ nghỉ lễ

Sau guồng quay với những công việc bận rộn dịp nghỉ lễ là thờ gian…

3 days ago

Mối liên hệ giữa bệnh suy tim và hệ vi sinh đường ruột

Bệnh suy tim là một trong những bệnh lý tim mạch nguy hiểm, là tình…

3 days ago

Các loại đậu có tốt cho sức khỏe đường ruột không?

Nhìn chung, đậu và các cây họ đậu rất tốt cho sức khỏe, sức khỏe…

5 days ago

12 thực phẩm chứa enzyme tiêu hóa tự nhiên

Một số thực phẩm, bao gồm một số loại trái cây như dứa và thực…

5 days ago

Độc đáo hệ vi sinh đường ruột tác động đến tính cách con người

Vai trò của hệ vi sinh đường ruột là tạo ra tính ổn định và…

5 days ago