Thứ Ba, 09/04/2019 | 15:07

Những nốt chai chân có kích thước to như hạt cát, hạt sỏi nhỏ cộm dưới lòng bàn chân khiến nhiều người cảm thấy khó chịu, đau nhức mỗi khi thời tiết thay đổi thất thường.  Để trị dứt điểm những vết chai chân khó chịu này thông thường nhiều người sẽ chọn cách đến bệnh viện để cắt bỏ hoặc dùng các bài thuốc dân gian chữa trị.

Đối với y học hiện đại chữa trị bệnh chai chân bằng cách đốt điện hoặc cắt phần chai chân, khoét sâu hết các tế bào quá sản mà người ta thường gọi là “chai”, ngâm chân vào nước nóng xà phòng cho bở lớp sừng, gọt mỏng rồi băng mỡ Salicylic 5 – 20%.

Trong đông y chai chân là tình trạng tăng sinh dày lớp thượng bì, nhất là lớp sừng, thường gặp ở các điểm tì ép nhiều trong lòng bàn chân như gót chân, các điểm đối diện với ngón chân 3 và 5, có khi ở lưng ngón chân. Những vết chai nnooir thành từng đám dày sừng có màu vàng sẫm, ở giữa có nhân khi dùng tay ấn vào cảm thấy đau nhói. Việc đi lại bị ảnh hưởng rất nhiều nhất là những ngày thời tiết thay đổi.

Một số bài thuốc chữa chai chân các lương y hay áp dụng:

Bài 1: phá cố chỉ 30g (tán nhỏ) ngâm với 100ml cồn 95% trong lọ thủy tinh, bịt kín miệng, mỗi ngày lắc đều 1 lần, sau 10 ngày thì dùng được. Trước tiên, sát trùng tổn thương bằng cồn y tế rồi dùng dao lam nhẹ nhàng gọt bỏ lớp sừng dày sao cho không chảy máu là được, tiếp đó dùng bông thấm dịch thuốc đắp lên vùng bị chai, cố định cho đến khi khô thì thôi, mỗi ngày làm 1 lần, thường sau 1 tuần là khỏi.

Bài 2: Rửa sạch tổn thương, sát khuẩn bằng cồn y tế rồi dùng dao lam nhẹ nhàng gọt bỏ lớp sừng dày. Sau đó, lấy lá lô hội tươi thái phiến mỏng đắp lên tổn thương và dùng băng cố định, mỗi ngày thay thuốc 2 lần, làm liên tục cho đến khi khỏi.

Bài 3: hồng hoa 3g, địa cốt bì 6g, tán bột trộn với dầu vừng và một chút bột mì thành dạng cao rồi đắp lên tổn thương.

Bài 4: bột huyết kiệt 5g, bột đá vôi lượng vừa đủ, hai thứ đem hoà với 100ml nước muối đặc thành dạng cao rồi đắp lên tổn thương, dùng băng y tế cố định trong 24 giờ. Sau đó, tháo băng, gỡ bỏ cao thuốc, bóc hết chai rồi dùng mật quạ bôi một lớp mỏng trong 24 giờ.

Bài 5: phèn phi 10g, hoàng đan 10g, phác tiêu 10g, ba thứ tán bột, trộn đều. Trước tiên, dùng mũi dao khoét 1 lỗ ở trung tâm tổn thương, sau đó dùng bột thuốc rắc đầy và cố định bằng băng y tế, ngày thay thuốc 1 lần.

Bài 6: trần bì 15g, cẩu tích 30g, uy linh tiên 30g, địa phu tử 30g, hồng hoa 10g, sắc lấy nước ngâm chân khi còn nóng, mỗi ngày 2 lần. Mỗi thang có thể dùng 3 lần.

Bài 7: tỏi vỏ tím 1 củ, hành tươi 1 củ, giấm chua vừa đủ. Trước tiên, dùng cồn y tế sát trùng rồi lấy dao lam nhẹ nhàng gọt bỏ lớp sừng dày. Tiếp đó, ngâm chân bằng nước muối trong 20 phút (200ml nước chín pha với 5g muối) rồi dùng tỏi và hành giã nát trộn với giấm chua đắp lên tổn thương, cố định bằng băng y tế, mỗi ngày thay thuốc 1 lần, thông thường sau 1 tuần là khỏi.

Bài 8: ô mai 30g, muối ăn 3g, giấm ăn vừa đủ. Ô mai đem ngâm vào nước muối trong 1 ngày rồi bỏ hạt, giã nát, trộn với giấm thành dạng hồ và đắp lên tổn thương, mỗi ngày thay thuốc 1 lần, thường sau 3-5 lần là khỏi.

Bài 9: ngô công sống (con rết) 1 con rửa sạch, giã nát đem trộn với 1,5g lưu hoàng (hoặc băng phiến 1g) rồi đắp lên tổn thương, mỗi ngày thay thuốc 1 lần, thường vài lần là khỏi.

Bài 10: sáp ong đắp lên tổn thương rồi dùng băng cố định bên ngoài, thường sau vài ngày, lớp chai chân sẽ bong ra, nếu 1 lần chưa có hiệu quả thì làm thêm 1 lần nữa.

Ngăn ngừa tình trạng chai chân

Đi giày, dép mềm, vừa chân để ngăn mọc chai. Nếu buộc phải đi giày dép cứng, đi đường dài cần dùng lót đệm vào những chỗ dễ bị chai chân.

Tránh đi chân đất thường xuyên, giữ sạch chân để chấm dứt bệnh chai chân.

Không nên dùng kìm cắt chai chân, hay dùng vật nhọn chọc, cậy chai chân vì rất dễ chảy máu, kích thích tái chai, nhiễm trùng…

Yhocvn.net/Theo 24h

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook