Tiến sỹ – bác sỹ tại Đại học Harvard không hề nói là không nên uống sữa. Dịch bài sai trắng trợn sẽcó lỗi với cả dân tộc.< ?xml:namespace prefix = o />
Mấy ngày hôm nay trên Facebook một chủ đề được chia sẻ rất nhiều và được đồng tình rất nhiều, được đăng bởi nhiều báo, trong đó có một báo khá lớn và uy tín tại Việt Nam, tít giật rất ấn tượng : Muốn không loãng xương hãy ngừng uống sữa.
http://vietnamnet.vn/vn/suc-khoe/287905/bs-harvard-muon-khong-loang-xuong-ngung-uong-sua.html
Theo bài viết thì:
– Vai trò của sữa: là lời nói dối xuyên quốc tế, khi các nhà sản xuất và truyền thông đang “đầu độc” người dân bằng những quảng cáo tung hô sữa như vị thần bảo vệ xương của bạn chắc khỏe
– Trích dẫn ghi là nghiên cứu của Bác sĩ nhi khoa nổi tiếng Đại học Harvard, David Ludwig
– Khi tiệt trùng sữa sẽ mất hết các chất dinh dưỡng trong đó có canxi
– Các nước uống nhiều sữa nhất là những nước có tỉ lệ người bị loãng xương cao nhất thế giới
– Sữa ít béo vẫn gây béo phì
– Sữa có đường liên quan đến 180.000 ca tử vong trên toàn thế giới
– Hàm lượng chất béo bão hòa cần thiết để chống lại loãng xương thì ít đi, nhưng lượng đường lại tăng 13gr trong mỗi cốc sữa ít béo có đường
– Các chú bò nhân bình thường không thể cung cấp đủ sữa nên chúng bị tiêm các loại thuốc kích thích và các thuốc này dẫn đến việc sữa của chúng có khả năng gây ung thư và các bệnh lý nghiêm trọng khác.
Bài báo kết luận
Sữa của bò là để cho bê, nó không hề là một lựa chọn tốt nhất cho xương của bạn. Hãy thay thế bằng ngũ cốc, hạnh nhân và sữa chua để đảm bảo sức khỏe toàn diện của bạn.(*)
(Bài viết ghi ở dòng cuối là Theo Cafebiz / Trí Thức Trẻ). Như vậy đây không phải là bài viết cụ thể của một phóng viên trong báo Vietnamnet mà chỉ trích lại từ nguồn khác.
Có lẽ bài viết đã dịch vắn tắt không đầy đủ và sai ý nghĩa của bài viết sau:
http://www.davidwolfe.com/stop-drinking-low-fat-milk/
Bài viết ở link tiếng Anh trích dẫn trên đây có tựa đề: “Nhà khoa học Havard thúc giục mọi người hãy ngừng uống sữa tách béo và sữa có đường ngay” (tựa đề không hề liên quan đến việc loãng xương)
Có hai vấn đề chính với bài viết này:
Thứ nhất, trang đăng tải bài viết chỉ là trang web của một cá nhân, không thuộc một tổ chức nghiên cứu khoa học nào có đủ uy tín trên thế giới để đưa ra các nhận định khoa học, trong trang web đó khẳng định (ghi rõ ràng ở cuối trang): “Trang web này không được thiết kế để cung cấp, không đưa ra các lời tư vấn về y tế , sức khỏe, pháp lý, tài chính hay các ván đề chuyên sâu khác”.
Ảnh chụp từ trang web |
Ai cũng có thể lập ra một trang web cá nhân như thế này, đưa và trích dẫn các thông tin ý kiến của mình, trích dẫn từ vài nguồn (trong đó có các nguồn từ nghiên cứu của các nhà khoa học uy tín) nhưng đó chỉ là ý kiến cá nhân,không hề được bất kỳ tổ chức khoa học nào công nhận, đó chỉ là tổng hợp các ý kiến có cùng quan điểm với mình, diễn giải theo định hướng của mình để thuyết phục cho quan điểm mình muốn bảo vệ.
Người viết đã khẳng định không đưa ra các lời khuyên về mặt chuyên môn về các lĩnh vực như trên, nghĩa là mọi người đọc thấy thuyết phục thì nghe theo, nhưng nếu nghe theo mà có vấn đề gì thì tác giả không có trách nhiệm liên quan trong việc đó.
Nếu tìm hiểu thêm về David Wolfe sẽ thấy ông là người muốn định hướng mọi người theo cách ăn uống thiên về thực vật vì bản thân ông quảng cáo cho hãng Nutribullet (hãng máy xay hoa quả,nước uống, các thức uống dinh dưỡng từ hạt…).
Nếu các nhà sản xuất sữa muốn bán được nhiều sữa thì ông cũng có động cơ của mình, bán được nhiều sách viết về công thức làm nước và dinh dưỡng, nhiều sản phẩm liên quan đến Nitribullet trong đó có các loại hạt, sô cô la…
Thứ hai, vấn đề quan trọng hơn, bài dịch tiếng Việt là bản dịch vắn tắt, không đầy đủ của bài viết trên, làm mọi người hiểu sai nhiều ý quan trọng. Trong đó các điểm sai khác đáng kể là:
– Tiến sỹ bác sỹ David Ludwig (người được nhắc đến là BS Harvard trên báo Việt Nam) phát hiện ra sữa tách béo không hề tốt hơn sữa nguyên kem (chứ không phải sữa không hề tốt).
– Mọi người nghe theo lời quảng cáo, cho rằng sữa tách béo sẽ không có chất béo như sữa nguyên kem nên dễ để cho bản thân uống thoải mái và nhiều hơn mức khuyến cáo nên sẽ vẫn bị nguy cơ béo phì (không phải sữa ít béo vẫn gây ra béo phì).
Nguồn: Báo Đất Việt
Chưa có bình luận.