Thứ Hai, 27/02/2017 | 05:55

Không chỉ “mát tay” giúp cho những cặp vô sinh, hiếm muộn có con mà bác sĩ trẻ Nguyễn Việt Quang còn thấu hiểu những đắng cay, tủi hờn của bệnh nhân phải chịu.

Những lời cảm ơn giản dị, nuôi dưỡng đam mê vớinghề

Một ngày làm việc của bác sĩ Nguyễn Việt Quang (Phó Giám đốc Trung tâm Sàn Chậu, Trung tâm Hỗ trợ Sinh sản Quốc gia) bắt đầu từ 7 giờ sáng và kết thúc 20h, có những ngày anh phải làm xuyên đêm. Do số lượng bệnh nhân và số ca bệnh hiếm muộn quá đông, có những hôm bác sĩ chỉ có thời gian 5-7 phút để nghỉ ăn trưa sau đó phải quay lại làm vì bệnh nhân vẫn đang xếp hàng chờ khám.

Anh chia sẻ:“Bệnh nhân tới Trung tâm đều là những người ở xa và rất cần được giúp đỡ. Vì vậy, không chỉ tôi mà tất cả các bác sĩ của Trung tâm luôn phải làm việc hết công suất. Chúng tôi xác định không có ngày nghỉ ngay cả thứ 7 và chủ nhật, những ngày lễ lớn (trừ Tết)”, bác sĩ Quang tâm sự.

Là bác sĩ trẻ nhưng bác sĩ Quang được các bác sĩ chuyên gia trong ngành vô sinh, hiếm muộn đánh giá rất cao về khả năng ham học hỏi và có chuyên môn tay nghề. Anh còn nhận được nhiều thiện cảm của đồng nghiệp và bệnh nhân nhờ sự thân thiện, vui vẻ.

Bác sĩ gieo 'hi vọng' cho người hiếm muộn: 'Tôi nghẹn ngào khi thấy bệnh nhân khóc'

Bác sĩ Quang luôn nhẹ nhàng giải thích cặn cẽ cho các bệnh nhân tới khám.

Tại Trung tâm Hỗ trợ Sinh sản Quốc gia, anh được đáng giá là một trong những bác sĩ trẻ “mát tay” giúp cho rất nhiều cặp vợ chồng thoát khỏi cảnh “đường ai nấy đi” vì không có con cái.

Nói về lý do chọn ngành y, bác sĩ Quang đã không giấu anh chọn nghề y là do sự ảnh hưởng của gia đình. Cả bố và mẹ anh đều là những bác sĩ có tên tuổi trong ngành.

“Ngay từ khi còn nhỏ, bố mẹ tôi đã định hướng chọn nghề y nhưng không ép buộc con cái. Bố tôi luôn nhắc nhở nghề y là nghề nắm sinh mạng của người khác trong tay, vì vậy không chỉ đòi hỏi cái tài mà còn cả cái tâm”.

Bản thân bác sĩ Quang cũng thấu hiểu những nỗi vất vả của nghề y. Lúc còn nhỏ, anh thường xuyên thấy bố đi làm đến khuya mới về tới nhà, sáng hôm sau lại phải dậy sớm. Rất ít khi bố có thời gian ăn một bữa cơm trọn vẹn với gia đình.

“Nhưng bù lại những tình cảm của bệnh nhân dành cho ông khiến tôi rất xúc động. Tôi còn nhờ có những bệnh nhân đi bộ một quãng đường rất xa tới nhà ngõ cửa xin gặp bố chỉ để nói lời cảm ơn. Đó như là nguồn động lực thôi thúc tôi theo đuổi nghề y bằng đam mê”, bác sĩ Quang nói.

Thời gian còn theo học tại Học viện Quân y, bác sĩ Quang chọn học chuyên ngành đa khoa. Thời điểm đó anh không nghĩ sẽ theo ngành sản, vì là con trai cũng ngại ngùng khi học những kiến thức về sản khoa.

Tuy nhiên, sau chuyến đi thực tập năm thứ 4 Đại học tại Hòa Bình đã khiến bác sĩ Quang thay đổi suy nghĩ. Anh đã phải đỡ đẻ cho một sản phụ người dân tộc thiểu số trong đêm vì lúc đó không có bác sĩ nào tại trạm.

“Khi cháu bé cất tiếng khóc chào đời, tôi cảm thấy vỡ òa trong niềm hạnh phúc với gia đình bệnh nhân. Sau lần làm bác sĩ sản “bất đắc dĩ” đó tôi bắt đầu tìm hiểu nhiều hơn về chuyên khoa sản. Cùng với những khiến thức của cha dạy, tôi càng thấy thích thú hơn với chuyên khoa này”, bác sĩ Quang nói.

Thấy được những đắng cay, tủi hờn của bệnh nhân

Sau khi tốt nghiệp Đại học, bác sĩ Quang về công tác tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương trong vai trò bác sĩ sảnkhoa. Được tiếp xúc với bệnh nhân ,đặc biệt là những bệnh nhân hiếm muộn anh thấy được những sự khổ sở, đắng cay, tủi hờn của họ.

Bác sĩ gieo 'hi vọng' cho người hiếm muộn: 'Tôi nghẹn ngào khi thấy bệnh nhân khóc'

Ngoài tham gia hoạt động chuyên môn có thời gian rảnh, bác sĩ Quang cũng thường xuyên tham gia các hoạt động khám chữa bệnh từ thiện.

Hình ảnh những ông chồng đầu tóc bạc phơ vẫn chưa có nổi một đứa con hay những người phụ nữ mắt đỏ hoe chỉ mong được một lần mang thai làm mẹ…Những hình ảnh đó đã ám ảnh người bác sĩ trẻ, thôi thúc và nung nấu anh tìm hiểu thêm về vô sinh, hiếm muộn và thụ tinh trong ống nghiệm.

Anh chia sẻ, ở Việt Nam vấn đề con cái còn rất nặng nề và liên quan tới hạnh phúc gia đình. Một cặp vợ chồng không có con do hiếm muộn rất dễ đường ai nấy đi. Không ít những gia đình ở nông thôn đã phải cắm cả sổ đỏ để đi điều trị vô sinh hiếm muộn.

“Tôi đã từng tiếp nhận trường hợp cặp vợ chồng hiếm muộn trên 40 tuổi. Trước khi thụ tinh trong ống nghiệm, người chồng có nói với tôi một câu: “Lần này không được chắc là bỏ nhau mất bác sĩ ạ”. Rồi bệnh nhân quay mặt đi lau nước mắt. Thật may mắn cho bệnh nhân này họ đã thực hiện thụ tinh thành công với 1 quả trứng duy nhất.

Khi vợ bệnh nhân sinh được một cháu trai, người chồng đã tới cầm tay tôi và khóc nức nở. Giây phúc đó làm tôi rất xúc động, sống mũi cay cay với niềm hạnh phúc vô bờ bến của bệnh nhân. Giờ cứ tới ngày Tết, bệnh nhân lại lên tận nhà gửi biếu chiếc bánh, con gà…”, bác sĩ Quang nói

Mang lại niềm vui, tiếng cười cho bệnh nhân, giúp thay đổi cuộc sống gia đình họ… là động lực tiếp thêm sức mạnh để người bác sĩ trẻ thêm yêu nghề hơn.

Dù đã có 7 năm gắn bó với chuyên ngành hiếm muộn nhưng không ít bệnh nhân tới khám vẫn nghi ngờ tay nghề của bác sĩ do nhìn anh còn rất trẻ. Đã có bệnh nhân bỏ đi tới những nơi khác khám, không thành công lại quay lại tìm tới bác sĩ Quang.

“Tôi không thể nhớ hết được mặt bệnh nhân của mình. Chuyện họ đi khám ở nơi khác sau đó lại quay về nhờ tôi khám là do bệnh nhân kể lại. Tôi không trách họ mà cảm thấy vui vì họ đã tin tưởng mình. Tôi xác định mình còn trẻ còn phải học nhiều vì kiến thức là bao la”, bác sĩ Quang cho biết.

Niềm mong mỏi lớn nhất của người bác sĩ trẻ là có được nhiều thời gian để tư vấn sâu và kỹ càng cho bệnh nhân hơn.“Bệnh nhân thì quá đông,nếu dành thời gian tư vấn cho bệnh nhân 15 phút thì 1 tiếng tôi chỉ tiếp được 4 bệnh nhân”, bác sĩ Quang chia sẻ.

Ngọc Minh

Nguồn: Emdep

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook