Nếu so sánh bì lợn và thịt lợn, thật ngạc nhiên là bì lợn có hàm lượng protein cao gấp 2,5 lần, hàm lượng carbohydrate cao gấp 4 lần, trong khi hàm lượng chất béo chỉ chứa một nửa.
Bì lợn (da heo) là món ăn chứa hàm lượng protein cao nổi trội trong nhóm thực phẩm từ thịt lợn. Nhưng tiếc rằng hiện nay nhiều người mua thịt không lựa chọn mua cả bì, mà thường yêu cầu người bán thịt cắt bỏ.
Nhiều cửa hàng thịt cũng từ đó mà có thói quen cắt bỏ bì lợn khi lọc mỡ và để nó thành một mớ hỗn độn trên bàn thịt trước khi gom đi cho các cơ sở chế biến đồ ăn vặt.
Trước đây, bì lợn được nhiều người cao tuổi chọn mua và sử dụng thường xuyên nhưng ngày nay không có nhiều người có sở thích ăn món này như trước.
Bì lợn là thực phẩm quý, nên chế biến đa dạng để ăn thường xuyên (Ảnh minh họa)
Theo nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng, bì lợn có thể làm nguyên liệu để chế biến thành nhiều món ăn khác nhau vừa dễ ăn vừa bổ dưỡng, vừa tốt cho sức khỏe lại vừa có tác dụng chữa bệnh.
Các chất dinh dưỡng có trong bì lợn không chỉ có độ dẻo dai mềm mại, màu sắc, hương vị đặc trưng mà còn có tác dụng tốt đối với làn da, gân, xương, tóc của con người.
Bì lợn có vị ngọt, mát, có tác dụng tốt với âm khí, giải nhiệt và hỗ trợ hô hấp hiệu quả. Bên cạnh đó, bì lợn còn có một tác dụng quan trọng công dụng lớn đến sức khỏe sinh lý, giúp tăng cảm giác ham muốn.
Bì lợn được chế biến thành món ăn vặt thay vì được chế biến các món ăn trong gia đình (Ảnh minh họa)
Các nhà khoa học hiện đại đã phát hiện ra rằng những người ăn bì lợn thường xuyên có tác dụng chống lão hóa và chống ung thư hiệu quả.
Bởi vì bì lợn có chứa một lượng lớn collagen, có thể làm chậm sự lão hóa của các tế bào cơ thể. Đặc biệt là những người bị nhiệt, xuất hiện đau họng, sốt tắc mạch.
Bì lợn là một món ăn quý như một vị thuốc bổ, đặc biệt có tác dụng bổ âm. Phụ nữ nên ăn thường xuyên món này với số lượng phù hợp có tác dụng giữ ẩm cho làn da, làm cho tóc sáng bóng, giảm lão hóa, làm mờ các vết nhăn nheo trên da.
Ngoài ra, bì lợn giúp điều trị các chứng bệnh khó chịu như đau họng, thiếu máu và một số bệnh về rối loạn chảy máu, bổ máu, giúp nhanh cầm máu.
Theo Trí thức trẻ
Nguồn: TTOnline
Chưa có bình luận.