Loại áp xe hậu môn phổ biến nhất là áp xe quanh hậu môn. Biểu hiện là sưng đau mưng mủ gần hậu môn. Chỗ đau có thể có màu đỏ và khi chạm vào thấy nóng.
Áp xe hậu môn nằm ở mô sâu hơn ít gặp hơn và khó thấy hơn.
Rạch dẫn lưu là phương pháp điều trị phổ biến nhất cho tất cả các loại áp xe hậu môn và thường thành công.
Khoảng 50% bệnh nhân bị áp xe hậu môn sẽ có biến chứng gọi là rò hậu môn. Lỗ rò là một lỗ thông nhỏ bất thường giữa vị trí áp xe và da.
Trong một số trường hợp, rò hậu môn khiến cho phải dẫn lưu kéo dài. Ở những trường hợp khác, miệng ngoài của đường rò bị bít kín có thể gây tái phát áp xe hậu môn. Phẫu thuật là cần thiết để điều trị phần lớn các lỗ rò hậu môn.
Nguyên nhân của áp xe hậu môn
Áp xe hậu môn có nhiều nguyên nhân, gồm:
– Nhiễm trùng từ vết nứt hậu môn. Vết nứt hậu môn là vết rách nhỏ trên da của ống hậu môn.
– Các bệnh lây truyền qua đường tình dục
– Tuyến hậu môn bị tắc
Các yếu tố nguy cơ của áp xe hậu môn gồm:
– Viêm đại tràng
– Viêm ruột như bệnh Crohn hoặc viêm loét đại tràng
– Tiểu đường
– Viêm túi thừa
– Viêm vùng chậu
– Quan hệ tình dục qua hậu môn (người nhận)
– Sử dụng các thuốc như prednison
Đối với người lớn, sử dụng bao cao su trong quan hệ tình dục gồm giao hợp hậu môn có thể dự phòng áp xe hậu môn. Ở trẻ nhỏ và bé tập đi, việc thay bỉm thường xuyên và vệ sinh đúng cách trong khi thay bỉm có thể dự phòng nứt hậu môn và áp xe quanh hậu môn.
Triệu chứng của áp xe quanh hậu môn
Áp xe bề mặt hậu môn thường kết hợp với
– Đau kéo dài, đau nhói và trầm trọng hơn khi ngồi.
– Kích thích da xung quanh hậu môn gồm sưng, đỏ, và nhạy cảm.
– Tiết mủ
– Táo bón hoặc đau khi đi tiêu
Áp xe hậu môn sâu hơn cũng có thể kết hợp với sốt, ớn lạnh, mệt mỏi.
Đôi khi, sốt là triệu chứng duy nhất của áp xe hậu môn sâu.
Chẩn đoán áp xe hậu môn
Thông thường, một đánh giá lâm sàng gồm kiểm tra trực tràng kỹ thuật số là đủ để chẩn đoán áp xe hậu môn. Nhưng một số bệnh nhân cần thêm xét nghiệm để sàng lọc:
Các bệnh lây truyền qua đường tình dục
Bệnh viêm ruột
Bệnh túi thừa
Ung thư trực tràng
Trong một số ít trường hợp, kiểm tra có thể cần thực hiện qua gây mê.
Bác sĩ có thể cũng yêu cầu siêu âm, chụp CT hoặc chụp cộng hưởng từ.
Điều trị áp xe hậu môn
Dẫn lưu phẫu thuật là quan trọng, tốt nhất là trước khi áp xe xảy ra. Áp xe bề mặt hậu môn có thể được dẫn lưu sử dụng gây mê tại chỗ.
Áp xe hậu môn rộng và sâu có thể cần nhập viện và gây mê để phẫu thuật.
Sau thủ thuật, hầu hết bệnh nhân được kê thuốc giảm đau. Đối với người khỏe mạnh, kháng sinh thường không cần thiết. Kháng sinh có thể cần với người bị tiểu đường hoặc suy giảm hệ miễn dịch.
Đôi khi, phẫu thuật rò hậu môn có thể được thực hiện từ 4 tới 6 tuần sau khi áp xe được dẫn lưu. Lỗ rò có thể không xuất hiện nhiều tháng hoặc nhiều năm sau áp xe hậu môn. Vì vậy, phẫu thuật lỗ rò thường là một thủ thuật riêng biệt, có thể được thực hiện ở bệnh nhân ngoại trú hoặc nằm viện ngắn ngày.
Sau phẫu thuật áp xe hoặc lỗ rò, tình trạng khó chịu thường nhẹ và có thể kiểm soát được bằng thuốc giảm đau. Sẽ mất ít thời gian để hồi phục.
Lời khuyên cho người bệnh là ngâm vùng bị bệnh trong bồn tắm nước ấm 3 tới 4 lần/ngày. Làm mềm phân được khuyến nghị để giảm khó chịu của nhu động ruột. Một số người bệnh được khuyên mang gạc hoặc miếng thấm nhỏ để ngăn dịch dẫn lưu làm bẩn quần áo.
Các biến chứng sau phẫu thuật có thể bao gồm:
– Nhiễm trùng
– Nứt hậu môn
– Áp xe tái phát
– Sẹo
Sau khi áp xe hậu môn hoặc lỗ rò đã được chữa khỏi, để dự phòng tái phát cần tuân theo lời khuyên của bác sĩ.
BS Cẩm Tú (Theo Webmd)
Nguồn: suckhoedoisong.vn
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…