Categories: Nuôi dạy trẻ

6 mẹo dạy con thêm thông minh

Rất đơn giản mà hiệu quả, các ông bố bà mẹ hãy thử áp dụng với bé yêu nhà mình nhé!

1. Khuyến khích bé ham học hỏi

Bố mẹ thường xuyên cho bé xem các loại sách, báo, tranh ảnh để bé tập làm quen với sách vở, phân biệt màu sắc. Chủ động hoặc nhờ những mọi người trong gia đình (ông, bà, cô, chú) giảng giải, viết, vẽ cho bé. Ví dụ: sang năm 2010, ở nhà treo tờ lịch mới. Bố mẹ có thể nói với bé: “Con nhìn này, đây là lịch 2010 đây. Tháng 1, có hoa mai vàng, tượng trưng cho ngày tết. Tết sắp đến rồi. Đến Tết con sẽ được mặc quần áo đẹp, ăn nhiều món ngon, đi chúc tết ông bà, nhận tiền lì xì…”.

2. Rèn luyện cho bé có khả năng ghi nhớ tốt

Thông thường, buổi sáng, bố mẹ sẽ dạy cho bé một bài thơ hay một bài đồng dao nho nhỏ. Ví dụ: Bé sẽ được học bài “Con vỏi con voi”:

Cái vòi đi trước

Hai chân trước đi trước,

Hai chân sau đi sau

Còn cái đuôi đi sau rốt,

Tôi xin kể nốt câu chuyện con voi.

Đến chiều, mẹ và bé cùng đọc lại bài “Con vỏi con voi”. Nếu bé chưa thuộc, mẹ sẽ đọc nửa câu và gợi ý cho bé đọc nốt nửa câu sau và những câu còn lại. Sau khi đã học được mấy bài, mẹ sẽ bảo bé đọc cho mẹ nghe những bài học từ mấy hôm trước. Mẹ không quên khen ngợi bé hoặc kể với cả nhà rằng: “Bé giỏi lắm, bài đồng dao nào cũng thuộc làu làu” và khuyến khích bé đọc cho cả nhà nghe.

3. Khả năng bắt chước giỏi

Khi dạy bé bài “Con vỏi con voi”, bố mẹ sẽ làm động tác giống như chú voi: có vòi, có tai, có chân và có đuôi. Bố mẹ vừa đọc vừa làm động tác đó và cổ vũ bé cũng bắt chước theo. Cả nhà có thể thi xem ai làm con voi giống nhất, ai thuộc bài nhanh nhất.

Một gia đình hạnh phúc, luôn tràn ngập tình yêu thương sẽ là nền tảng giúp bé sớm thông minh

4. Hướng dẫn bé khả năng phân biệt và so sánh tốt

Mẹ hãy phân biệt và so sánh các đồ vật, sự vật xung quanh bé. Những đồ vật, sự vật gần gũi bé, bé càng dễ nhớ. Ví dụ: Mẹ nói: “Đường và muối tinh đều có màu trắng con ạ. Nhưng đường có vị ngọt, muốn có vị mặn đấy. Con nếm thử thì sẽ biết ngay. Tuy có màu trắng, nhưng hạt đường và hạt muối lại có hình dạng khác nhau nhé. Hạt đường to hơn, hạt muối nhỏ hơn, tinh hơn. Lần sau, con không cần nếm thử, vẫn biết đâu là đường, đâu là muối đấy”.

5. Tập cho bé có trí tưởng tượng phong phú

Trước một sự kiện, một hiện tượng, mẹ nên tập cho bé có trí tưởng tượng phong phú. Ví dụ, mẹ cho bé ăn bỏng ngô. Bỏng ngô trắng, xòe cánh như bông hoa. Mẹ có thể tập cho bé: “Con xem, bỏng ngô này có giống bông tuyết trong chuyện cổ tích ở nước ngoài không? Người ta gọi là hoa tuyết ý, rồi có bà Chúa tuyết, nàng công chúa tuyết…”

6. Khơi gợi trí tò mò của bé

Để khơi gợi trí tò mò của bé, bố mẹ luôn đặt ra những câu hỏi với bé. Ví dụ đi trên đường, bố có thể hỏi: “Đố con biết tại sao tàu hỏa lại đi trên đường ray, ô tô xe máy lại đi ở đường nhựa?.”

Thu Hằng

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

2 days ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

2 days ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

4 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

5 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

6 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago