Tiêu hóa

Xuất huyết tiêu hóa

Xuất huyết tiêu hóa là một triệu chứng rối loạn của đường tiêu hóa.

Chảy máu đường tiêu hóa (GIB) với triệu chứng điển hình là xuất hiện máu trong phân hoặc chất nôn nhưng không phải lúc nào cũng nhìn thấy, mặc dù nó có thể khiến phân có màu đen. Mức độ chảy máu có thể từ nhẹ đến nặng và có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Với trình độ y khoa hiện nay, bác sĩ có thể xác định được nguyên nhân gây chảy máu. Điều trị xuất huyết tiêu hóa tùy thuộc vào nguyên nhân chảy máu.

Các triệu chứng của xuất huyết tiêu hóa

Các dấu hiệu, triệu chứng của xuất huyết tiêu hóa có thể rõ ràng hoặc không rõ ràng. Các dấu hiệu, triệu chứng phụ thuộc vào vị trí chảy máu, có thể ở bất kỳ vị trí nào trên đường tiêu hóa, từ miệng đến hậu môn.

Chảy máu quá nhiều có thể xuất hiện như:

Nôn ra máu, có thể có màu đỏ hoặc có thể có màu nâu sẫm đôi khi có kết cấu giống như bã cà phê

Phân đen như hắc ín

Chảy máu trực tràng thường có trong hoặc kèm theo phân

Với chảy máu chưa phát hiện có thể có triệu chứng báo hiệu như:

+ Lâng lâng

+ Khó thở

+ Ngất xỉu

+ Tức ngực

+ Đau bụng

Các triệu chứng của sốc do mất máu:

Nếu tình trạng chảy máu bắt đầu đột ngột, tiến triển nhanh chóng, bạn có thể bị sốc. Các dấu hiệu, triệu chứng của sốc bao gồm:

+ Giảm huyết áp

+ Không đi tiểu hoặc đi tiểu không thường xuyên, số lượng ít

+ Mạch nhanh

+ Lơ mơ

Khi nào phải đi khám

Người bệnh có các triệu chứng sốc hãy gọi cấp cứu ngay lập tức. Nếu bị nôn ra máu, thấy có máu trong phân hoặc phân có màu đen hãy đến cơ sở y tế ngay lập tức.

Xuất huyết tiêu hóa

Nguyên nhân xuất huyết tiêu hóa

+ Giãn tĩnh mạch thực quản

+ Loét dạ dày

+ Loét hành tá tràng

+ Bệnh trĩ

+ Xuất huyết tiêu hóa có thể xảy ra ở đường tiêu hóa trên hoặc dưới.

Chảy máu đường tiêu hóa trên

Nguyên nhân có thể bao gồm:

– Loét dạ dày, loét hành tá tràng.

Đây là nguyên nhân phổ biến nhất của chảy máu đường tiêu hóa trên. Loét dạ dày là những vết loét phát triển trên niêm mạc dạ dày và phần trên của ruột non. Axit trong dạ dày, do vi khuẩn hoặc do sử dụng thuốc chống viêm, làm tổn thương lớp niêm mạc, dẫn đến hình thành vết loét.

Rách tâm vị trong niêm mạc của ống thực quản. Rách tâm vị, Mallory-Weiss, có thể gây chảy rất nhiều máu. Nguyên nhân này thường gặp nhất ở những người uống rượu quá mức rồi nôn nhiều.

Giãn tĩnh mạch thực quản vỡ (giãn tĩnh mạch thực quản). Tình trạng này xảy ra thường xuyên ở những người bị xơ gan nặng.

Các khối u ác tính (lành tính) hoặc ung thư của thực quản, dạ dày gây chảy máu.

– Viêm thực quản.

Tình trạng viêm thực quản này thường gặp nhất là do bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD).

Chảy máu đường tiêu hóa dưới

– Bệnh túi thừa.

Điều này liên quan đến sự phát triển của các túi nhỏ, phình ra trong đường tiêu hóa (bệnh túi thừa). Nếu một hoặc nhiều túi thừa bị viêm hoặc nhiễm trùng gay chảy máu.

– Bệnh viêm ruột (IBD).

Điều này bao gồm viêm loét đại tràng, gây viêm loét ở đại tràng và trực tràng, bệnh Crohn, viêm niêm mạc của đường tiêu hóa.

– Các khối u đại trực tràng loét gây chảy máu

– Đại tràng.

Các khối tế bào nhỏ hình thành trên niêm mạc đại tràng có thể gây chảy máu. Hầu hết đều vô hại, nhưng một số có thể là ung thư hoặc có thể trở thành ung thư nếu không được loại bỏ.

– Bệnh trĩ.

Đây là những tĩnh mạch giãn hậu môn hoặc trực tràng dưới, tương tự như chứng giãn tĩnh mạch.

– Các vết nứt ở hậu môn.

Đây là những vết rách nhỏ ở niêm mạc hậu môn.

– Proctitis.

Viêm niêm mạc trực tràng có thể gây chảy máu trực tràng.

Các biến chứng

Chảy máu đường tiêu hóa có thể gây ra:

+ Sốc

+ Thiếu máu

+ Tử vong

Phòng ngừa xuất huyết đường tiêu hóa

Để giúp ngăn ngừa chảy máu đường tiêu hóa:

+ Hạn chế sử dụng thuốc chống viêm không steroid.

+ Hạn chế sử dụng rượu bia.

+ Hãy bỏ thuốc lá.

Nếu bị GERD, hãy làm theo hướng dẫn của bác sĩ để điều trị.

Yhocvn.net (lược dịch theo Mayoclinic)

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

+ Nội soi đại tràng chẩn đoán và can thiệp được thực hiện như thế nào

+ Xuất huyết tiêu hóa do tăng áp lực tĩnh mạch cửa

+ Xuất huyết tiêu hóa cao, thấp: nguyên nhân, chẩn đoán, điều trị

Bác sĩ

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

1 day ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

1 day ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

4 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

4 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

6 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago