Categories: Sức khoẻ

Xử trí khi trẻ bị dập ngón chân, tay

Xử trí khi trẻ bị dập ngón chân, tayXử trí khi trẻ bị dập ngón chân, tay

Khi trẻ bị dập ngón chân, tay, có thể thực hiện một số động tác sơ cứu đơn giản như sau:

Trẻ nhỏ thường hiếu động và nghịch ngợm nên rất hay gặp phải các sự cố như: ngã, chấn thương chân, tay, đặc biệt dập ngón chân, ngón tay. Dập ngón chân, tay là do bé vô tình dập cửa vào ngón tay hoặc bị các vật nặng như đồ gỗ, dụng cụ gia đình, đồ chơi lớn… rơi xuống bàn chân, tay. Thường cha mẹ sẽ chỉ nhận ra sự cố khi nghe bé khóc thét lên. Với trường hợp nhẹ, bạn có thể thực hiện một số động tác sơ cứu đơn giản mà hiệu quả sau:

Nâng cao vùng bị tổn thương để giảm đau và phù nề: đây là việc quan trọng nhất cần làm trong vòng 48 giờ đầu. Ngay sau khi phát hiện bé bị dập ngón tay/ngón chân, hãy đặt bé ngồi ở tư thế thuận tiện, trên ghế hay ngồi lòng mẹ. Dùng chăn hoặc gối kê cao bàn tay hoặc bàn chân bị thương của bé.

Chườm đá: dùng túi nilon đựng đá lạnh (hoặc một túi rau quả đông lạnh sạch có sẵn trong ngăn đá) chườm lên vùng tổn thương. Bọc túi đá lạnh trong một chiếc khăn bông mỏng. Giữ túi chườm trên vùng tổn thương trong vòng 20 phút. Thực hiện điều này đều đặn mỗi 1-2 giờ trong vòng 24 giờ đầu, sau đó làm 3-4 lần trong ngày thứ hai.

Nếu không có túi chườm, có thể dùng bát nước đá thay thế. Đổ nước vào một bát to, thêm vào đó một ít đá lạnh rồi nhúng toàn bộ bàn tay/bàn chân bé vào ngâm. Bé có thể cảm thấy khó chịu ở thời điểm hiện tại, nhưng phương pháp này về lâu dài sẽ giúp giảm phù nề và giảm đau rất hiệu quả.

Giảm đau: dập ngón tay/ngón chân khiến trẻ rất đau đớn. Đó là do khu vực này tập trung nhiều đầu mút dây thần kinh và các cơ quan cảm thụ. Cho bé uống thuốc giảm đau (paracetamol, ibuprofen) theo đúng chỉ dẫn. Thuốc không những giúp bé bớt đau mà còn làm giảm tình trạng viêm.

Có thể cho trẻ nghe nhạc hoặc xem bộ phim hoạt hình yêu thích cũng giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn. Với những trẻ đã lớn, việc tập trung ý nghĩ, hít thở sâu và đều cũng giúp cải thiện tình hình.

Kiểm tra dấu hiệu gãy xương và thương tổn trên móng: móng tay, chân có thể bị bầm dập, gãy, bong hoặc có tụ máu dưới móng. Nếu móng bị bong một phần, hãy bôi kem kháng sinh rồi băng lại để móng không bị bong tróc tiếp ra.

Trong vài ngày đầu khi sử dụng bàn tay, chân bị thương có thể bé sẽ rón rén, thì nhiều khả năng xương không bị gãy. Khi thấy vết bầm nghiêm trọng, chảy máu, móng bị đẩy ra ngoài hoặc có biểu hiện của gãy ngón (tay hoặc chân bị sưng to, biến dạng làm trẻ đau đớn) cần hạn chế cử động và đưa trẻ đến khám cấp cứu ngay.

adminyhoc

Recent Posts

5 loại teo thực quản bẩm sinh và dấu hiệu nhận biết

Teo thực quản bẩm sinh là một dị tật bẩm sinh hiếm gặp và có…

8 hours ago

Phẫu thuật điều trị teo thực quản bẩm sinh

Thực quản là một trong những cơ quan quan trọng của bộ máy tiêu hóa.…

9 hours ago

Thời điểm uống nước cam giúp thải độc gan, cải thiện hệ tiêu hóa

Để tăng cường thải độc gan, cải thiện hệ tiêu hóa, hệ miễn dịch khỏe…

14 hours ago

Tránh gan nhiễm mỡ nên dùng loại dầu nào?

Gan nhiễm mỡ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, ngoài việc thiết lập chế độ…

14 hours ago

Bổ sung các thực phẩm màu đen giúp bảo vệ thận

Những thực phẩm màu đen dưới đây không chỉ cung cấp dinh dưỡng, có lợi…

1 day ago

Thời điểm vàng ăn sữa chua giúp giảm cân nhanh chóng

Sữa chua từ lâu được biết đến là thực phẩm có lợi cho sức khỏe…

2 days ago