Categories: Tiêu hóa

Xơ gan cổ chướng: biểu hiện, cách chăm sóc trong từng giai đoạn bệnh

Cách chăm sóc bệnh nhân xơ gan từ khi ở giai đoạn nhẹ đến khi giai đoạn nặng, mất bù hoặc có biến chứng

Xơ gan cổ chướng là một bệnh phổ biến trên thế giới cũng như ở nước ta. Trong xơ gan có 3 loại tổn thương:

– Thoái hóa nhu mô gan

– Xơ hóa tổ chức liên kết

– Tăng sản tế bào gan, cấu tạo nên những hạt tái tạo, làm đảo lộn cấu trúc bình thường của gan

Nguyên nhân bệnh xơ gan

Những nguyên nhân đưa đến xơ gan

Nguyên nhăn phổ biến

– Viêm gan do vi rút: A, B, C, D, E, CMV

– Nghiện rượu nặng và kéo dài

– Viêm gan tự miễn

Nguyên nhân khác

Suy dinh dưỡng nặng và kéo dài, ứ mật và ứ máu kéo dài trong gan lâu

Gii phẫu bệnh

Gan có thể to (tới 3kg) gan thường teo nhỏ Mật độ chắc

Bề mặt gan có nhiều hạt đầu đanh to hoặc nhỏ, đều hoặc không đều

Biểu hiện lâm sàng

Là bệnh mãn tính, tiến triển lâu dài theo những giai đoạn sau:

Giai đoạn xơ gan tiềm tàng

Bệnh không có dấu hiệu bệnh lý, thường được phát hiện một cách tình cờ khi phẫu thuật hoặc mổ tử thi do chết vì một bệnh khác.

Giai đoạn xơ gan còn bù, chưa có biến chứng

* Bệnh nhân thấy yếu mệt, chán ăn sợ mỡ, khó tiêu trong một thời gian dài, có khi vài năm

* Có khi bệnh biểu hiện rõ hơn các triệu chứng

– Suy nhược, ăn kém, bụng trướng, ỉa chảy

– Phù nhẹ chi dưới

– Chảy máu cam, chân răng

– Đau tức vùng HSP

– Khám thấy gan to lách to

Giai đoạn xơ gan mất bù

* Hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch

– Cổ trướng, dịch nhiều, màu vàng có ít albmin, Rivalta âm tính Tuần hoàn bàng hệ trên da bụng

– Giãn tĩnh mạch thực quản phát hiện qua nội soi hoặc X quang

– Lách to

* Hội chứng suy gan

– Thể trạng suy nhược, chán ăn chậm tiêu…

– Phù cổ trướng

– Vàng da

– Chảy máu chân răng

– Thiếu máu

– Glucose máu hạ, có khi dẫn tới hôn mê hạ đường huyết

– Tỷ lệ Prothrombin hạ

– Các chức năng gan bị rối loạn

Tiến triển và biến chứng

– Xơ gan là một bệnh mạn tính nặng, không khỏi hẳn. Nếu đỉề trị tốt bệnh có thể ổn định trong một thời gian dài

– Biến chứng có thể xảy ra

+ Nhiễm khuẩn dịch ổ bụng

+ Chảy máu tiêu hóa do giãn tĩnh mạch thực quản

+ Bệnh náo cửa chủ hôn mê gan

+ Xơ gan ung thư hóa

Điều trị

Nằm nghỉ ngơi khi có những đợt tiến triển. Không lao động nặng

Ăn nhiều đạm, đường, vitamin, hạn chế mỡ

Hạn chế muối khi có phù, cổ trướng

Tuyệt đối không uống rượu

Các vitamin Bl, B6, B12, C, K

Các acid amin, nhân trần, actisô

Lợi tiểu, corticoid

Điều trị ngoại khoa: nối cửa chủ – lách thận

Các dấu hiệu lâm sàng

Cách chăm sóc bệnh nhân xơ gan

Nhận định

Đứng trước một bệnh nhân xơ gan, điều dưỡng viên cần định bệnh nhân ở giai đoạn nào của bệnh, từ đó lập kế hoạch sóc cho thích hợp

Giai đoạn còn bù

* Quan sát

– Da, mắt có vàng không

– Bụng có cổ trướng không

– Hai chi có phù hay không

– Bệnh nhân có những rối loạn tiêu hóa như: chán ăn, cơ mỡ, khó tiêu, tiêu chảy

– Có dấu hiệu xuất huyết tiêu hóa, chảy máu cam, chân răng

* Hỏi

– Bệnh nhân có đau tức hạ sườn phải

– Ăn không ngon

– Hỏi xem bệnh nhân có bị viêm gan do virut không hay nghiện rượu không

Giai đoạn xơ gan mất bù

Cần theo dõi sát hai hội chứng sau:

Hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa

– Đầu tiên bệnh nhân thấy đầy hơi, bụng trướng sau đó có cổ trướng

– Tuần hoàn bàng hệ trên da bụng có khi thấy rõ, Song có khi nằm chỉ thấy lờ mờ, khi bệnh nhân ngồi dậy thì thấy rõ hơn tuần hoàn bàng hệ

– Giãn tĩnh mạch thực quản: phát hiện bằng chụp XQ thực quản cản quang, soi dạ dày thực quản.

– Lách to

* Hội chứng suy gan

– Dấu hiệu phù: chủ yếu ở hai chi dưới

– Dấu hiệu cổ trướng

– Vàng da

– Bệnh nhân có chảy máu chân răng, chảy máu cam, chảy máu dưới da không

– Bên cạnh các dấu hiệu trên cần tìm hiểu về các triệu chứng sinh học như thiếu máu, Glucose máu hạ, các chức năng gan bị rối loạn để có thái độ xử trí, chăm sóc kịp thời.

Lập kế hoạch chăm sóc

Những biện pháp chung

– Bệnh nhân phải được nghỉ ngơi khi bệnh tiến triển, không làm các công việc nặng nhọc

– Chế độ ăn đảm bảo đạm, đường, vitamin và hạn chế mỡ

– Hạn chế muối hoặc ăn nhạt khi có phù và cổ trướng

– Hạn chế đạm khi xơ gan mất bù

– Tuyệt đối không được uống rượu

Chăm sóc hội chứng suy tế bào gan

– Cân bệnh nhân hàng tuần

– Phát hiện những biểu hiện chán ăn, chậm tiêu để có biện pháp nuôi dưỡng phù hợp

– Đo lượng nước tiểu 24h

– Vệ sinh mũi miệng khi bệnh nhân có chảy máu cam,  chảy máu chân răng. Thực hiện thuốc theo y lệnh chính xác kịp thời

– Tiêm hoặc uống Vitamin Bl, B6, B12, c, K

– Nhân trần, Atiso

– Tùy theo chỉ định mà dùng lợi tiểu

Chăm sóc phù và cổ trướng

– Để bệnh nhân nằm nghỉ ngơi một cách tương đối, không lao động nặng

– Ăn nhạt hoàn toàn, hạn chế mỡ, ăn tăng đường và thịt

– Theo dõi lượng nước vào ra: lượng nước uống vào vả đo lượng nước tiểu 24h

– Chuẩn bị đầy đủ bệnh nhân, dụng cụ thuốc men, phụ giúp thầy thuốc chọc hút dịch màng bụng làm phản ứng Rivalta

– Quan sát màu sắc dịch cổ trướng

– Đo số lượng dịch

– Đảm bảo vô khuẩn khi phụ giúp thày thuốc. Chọc hút màng bụng đề phòng nhiễm khuẩn ruột và dịch màng bụng

– Chuẩn bị bệnh nhân chu đáo khi có chỉ định chụp XQ thực quản hoặc nội soi thực quản bằng ống soi mềm

Chăm sóc biến chứng chảy máu tiêu hóa

– Cho bệnh nhân nằm nghỉ tuyệt đối tại giường, đầu thấp gối mỏng dưới vai kê chân cao

– Tạm ngừng cho bệnh nhân ăn bằng đường miệng

– Ú ấm cho bệnh nhân

– Phụ giúp thày thuốc đặt catheter theo dõi áp lực tĩnh mạch trung tâm

– Truyền dịch, truyền máu khẩn trương theo y lệnh

– Đề phòng hôn mê gan:

+ Đặt sonde dạ dày hút hết máu còn ứ đọng trong dạ dày

+ Sau đó rửa dạ dày bằng nước lạnh

+ Thụt tháo phân để loại trừ nhanh chóng chảy máu đã xuống ruột ra ngoài

Theo dõi đề phòng hôn mê gan

– Theo dõi sự thay đổi về tính tình: trạng thái vui buồn thờ ơ

– Các biểu hiện rối loạn về trí nhớ

– Mất phương hướng vẻ thời gian và không gian, mất khả năng tập trung tư tưởng

– Bàn tay run rẩy do rối loạn trương lực cơ. Nếu đặt thẳng góc với cánh tay và mặt giường, sẽ thấy bàn  tay run, giật và không đều

– Khi phát hiện có dấu hiệu này, người điều dưỡng phải báo ngayvới bác sỹ để có biện pháp xử trí kịp thời.

Hướng dẫn bệnh nhân

– Nghỉ ngơi hoàn toàn khi bệnh tiến triển

– Tránh lao động nặng

– Tuyệt đối không được uống rượu

– Chế độ ăn nên hạn chế mỡ, tăng đạm, tăng vitamin. Hạn chế ăn muối hoặc ăn nhạt khi có phù, cổ trướng

– Theo dõi sức khỏe tại các cơ sở y tế

Đánh giá

Xơ gan là bệnh khá phổ biến. Biểu hiện bởi hai hội chứng suy gan và hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa. Do đó việc chăm sóc có hiệu quả khi có dấu hiệu sau:

– Cổ trướng giảm

– Vàng da không còn

– Không có chảy máu cam, chảy máu chân răng, chảy máu dưới da

– Bệnh nhân ăn ngon miệng và không sụt cân

– Bệnh nhân không được uống rượu nếu uống thì phải bỏ

– Không để xảy ra các biến chứng

– Bệnh nhân được yên tâm, thoải mái khi nằm viện và có sự hiểu biết nhất định về bệnh để phòng bệnh tiến triển khi về nhà.

adminyhoc

Recent Posts

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

2 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

2 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

4 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago

Căng thẳng và sức khỏe đường tiêu hóa có liên quan như thế nào?

Bạn có biết có một mối liên hệ phức tạp giữa ruột và căng thẳng…

1 week ago

Sức khỏe đường ruột, mức năng lượng tối ưu với chúng ta

Khi cảm thấy kiệt sức và thiếu năng lượng là mối quan tâm phổ biến…

1 week ago