Trong mỗi buổi khám thai, ngoài kiểm tra cân nặng, huyết áp cũng như siêu âm thai, bác sĩ sẽ yêu cầu bà bầu lấy mẫu nước tiểu để kiểm tra một vài chỉ số như hàm lượng protein, đường hoặc các yếu tố khác nếu cảm thấy dấu hiệu bất thường. Đa phần các mẹ bầu chỉ máy móc thực hiện theo yêu cầu của bác sĩ nhưng không thực sự hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng của xét nghiệm nước tiểu. Nếu cũng đang băn khoăn về vấn đề này, bài viết sau đây là dành cho bạn.
bật mí những thông tin chi tiết về các bước tiến hành lấy mẫu thử, lưu ý quan trọng để không ảnh hưởng kết quả cũng như tầm quan trọng của xét nghiệm. Đừng bỏ lỡ những thông tin quan trọng này, mẹ bầu nhé!
Mẹ bầu sẽ được chỉ định làm xét nghiệm nước tiểu thường xuyên
– Rửa tay thật sạch bằng xà phòng diệt khuẩn. Sau đó vệ sinh vùng kín, dùng khăn lau tiệt trùng lau khô.
– Tiểu vào bồn cầu vài giây, sau đó để cốc vào giữa dòng chảy.
– Bác sĩ sẽ nhúng que thử vào mẫu nước tiểu. Thông qua màu sắc trên que để đối chiếu với bảng màu chuẩn để cho ra kết quả cuối.
Lưu ý những điều sau để mẫu thử cho kết quả chính xác nhất:
– Lấy mẫu nước tiểu giữa dòng, bỏ đi phần nước tiểu đầu tiên. Mục đích để giảm khả năng dây bẩn mẫu thử từ vùng sinh dục ngoài, vùng hậu môn rất gần với lỗ tiểu.
– Tránh không để tay chạm vào nước tiểu lấy mẫu xét nghiệm trong cốc.
– Ghi nhớ chi tiết về bữa ăn gần nhất trước khi lấy mẫu thử: ăn lúc nào, có ăn nhiều đồ ngọt không…
Giống như những xét nghiệm thai kỳ khác, thực hiện xét nghiệm nước tiểu sẽ giúp đảm bảo cho bạn một thai kỳ an toàn, khỏe mạnh hơn, đồng thời kiểm tra đánh giá sức khỏe mẹ và bé cũng như tầm soát một số nguy cơ đặc thù trong thai kỳ.
– Nguy cơ tiểu đường thai kỳ
Khi mang thai, nếu trong nước tiểu bạn xuất hiện một lượng đường nhỏ, điều này hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, khi lượng đường này có xu hướng tăng dần, bạn có nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ. Lúc này, bác sĩ sẽ chỉ định mẹ bầu thực hiện xét nghiệm glucose trong buổi khám thai ở tuần 24-28 để kiểm tra chính xác liệu bạn có thực sự bị tiểu đường hay không.
– Nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu
Ngay cả khi chưa có triệu chứng rõ ràng, xét nghiệm nước tiểu là cách chuẩn nhất để xác định nhiễm trùng đường tiểu. Khi mẫu thử của bạn có xuất hiện enzyme do bạch cầu tạo ra, hoặc nitrite do vi khuẩn tạo ra, mẫu thử sẽ được gửi đi nuôi cấy vi khuẩn và thử độ nhạy cảm. Quá trình nuôi cấy sẽ cho biết mẹ bầu có bị nhiễm trùng đường tiểu hay không, đồng thời cũng cho biết loại kháng sinh nào hiệu quả nhất để tiêu diệt vi khuẩn.
– Nguy cơ tiền sản giật
Nồng độ đạm trong nước tiểu tăng cao, đi kèm với triệu chứng cao huyết áp có thể là dấu hiệu của tiền sản giật. Trong trường hợp nồng độ đạm tăng nhưng không có triệu chứng cao huyết áp, mẫu nước tiểu sẽ được gửi về phòng xét nghiệm để tiến hành nuôi cấy.
– Thận có vấn đề
Nếu đang gặp phải tình trạng ra máu âm đạo, việc xuất hiện những vệt máu trong mẫu thử là điều bình thường. Tuy nhiên, nếu tình trạng này liên tục xảy ra trong nhiều lần mà không có hiện tượng ra máu, rất có thể thận của bạn đang gặp phải một vấn đề nào đó, cần được thăm khám kỹ hơn.
– Thiếu hụt carbonhydrate
Ketone chỉ xuất hiện khi quá trình phân giải chất béo và tiêu hóa thức ăn để tạo năng lượng thiếu hụt carbonhydrate. Khi nồng độ ketone trong nước tiểu tăng cao, và mẹ bầu không thể nạp chất dinh dưỡng vào cơ thể, bác sĩ sẽ tiến hành truyền dịch và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Dù trong những lần xét nghiệm trước đó, bạn không gặp bất kỳ vấn đề nào, xét nghiệm nước tiểu vẫn rất cần thiết trong những lần khám thai tiếp theo. Vì đây là cách tốt nhất để phát hiện sớm nhiễm trùng, tiểu đường thai kỳ, tiền sản giật hoặc một bệnh lý liên quan đến thận cần được điều trị.
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…