Thông tin thuốc

Vitamin B1 với công dụng tuyệt vời có thể bạn chưa biết

Vitamin B1 là loại vitamin thông dụng mà người lớn hay trẻ em đều biết. Nó cũng là loại được coi là ‘lành tính’. Vitamin B1 (còn được gọi thiamin) là 1 trong 8 loại vitamin hòa tan trong họ vitamin B tổng hợp. Nguồn thực phẩm giàu vitamin B1 như thịt lợn, ngũ cốc nguyên hạt, lúa mạch đen, khoai tây, rau diếp, mầm lúa mỳ… Trung bình, phụ nữ cần khoảng 1,1 mg vitamin B1 và nam giới cần khoảng 1,2 mg vitamin B1 mỗi ngày để “vận hành” tốt các chức năng của cơ thể. Dưới đây là một vài công năng của vitamin B1:

Phòng ngừa đục thủy tinh thể

Vitamin B1 cũng được cho là giúp phòng ngừa đục thủy tinh thể. Một nghiên cứu đã chứng minh rằng một lượng vitamin B1 vừa đủ có thể làm giảm nguy cơ mất thị lực do đục thủy tinh thể.

Hỗ trợ tim

Vitamin B1 có chức năng hỗ trợ sản sinh chất dẫn truyền thần kinh từ các dây thần kinh và cơ bắp để đảm bảo cho tim hoạt động tốt. Do đó, thiếu hụt vitamin này có thể khiến chức năng tim không tốt.

Phát triển các vỏ bọc myelin

Vitamin B1 giúp ích cho sự phát triển của vỏ myelin. Thiếu vitamin này có thể dẫn đến thoái hóa vỏ bao myelin, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe não bộ. Điều này gây tổn thương dây thần kinh, thậm chí có thể gây tử vong.

Phòng bệnh Alzheimer

Vitamin B1 làm chậm sự tiến triển bệnh Alzheimer. Những người bị căn bệnh này cần được bổ sung vitamin B1vì nó tối ưu hóa quá trình chuyển hóa và chức năng não của cơ thể.

Cải thiện trí nhớ

Vitamin B1 có thể cải thiện trí nhớ và tăng khả năng tập trung. Nó còn được sử dụng trong điều trị các bệnh rối loạn thần kinh như bệnh đa xơ cứng và bại liệt… Vitamin B1 có tác động tích cực lên hệ thần kinh và giúp cho tinh thần luôn khỏe mạnh.

Sản xuất tế bào máu

Vitamin B1 đóng vai trò tích cực trong việc sản sinh các tế bào hồng cầu – chịu trách nhiệm giữ cho cơ thể khỏe mạnh, hoạt động tốt. Vitamin B1 còn giúp cơ thể chuyển hóa thức ăn thành năng lượng.

Hỗ trợ tiêu hóa

Vitamin B1 hỗ trợ tiết axit hydrochloric – cần cho tiêu hóa. Vitamin này cũng làm tăng đáng kể cảm giác thèm ăn và cũng có lợi trong việc duy trì cân nặng.

Những người thường bị thiếu vitamin B1

– Người nghiện rượu:

Nguyên nhân là rượu đã rửa trôi và nhanh chóng đưa vitamin B1 ra ngoài cơ thể theo đường nước tiểu. Một điều nữa là ở những người uống rượu, gan và thận bị phá hủy bởi rượu nên nhu cầu về vitamin B1 càng cao và cao gấp từ 10-100 lần so với người không uống rượu.

– Người nghiện cà phê, chè:

Ở nhóm người này cũng tương tự như nhóm người nghiện rượu.

– Người mắc các loại bệnh mạn tính:

Theo thông tin trên báo Nông nghiệp Việt Nam, những người mắc bệnh mạn tính thường bị gây cản trở quá trình hấp thụ vitamin B1. Cần tới bác sĩ để được tư vấn điều trị sớm để bổ sung vitamin B1 đúng cách bằng ăn uống hoặc bằng thuốc bổ.

Những lưu ý khi dùng vitamin B1 qua đường ăn uống

– Hạn chế rượu và cà phê: Những đồ uống này sẽ làm cho vitamin B1 bị đào thải ra ngoài nhanh qua con đường nước tiểu.

– Không nên chế biến thức ăn quá kỹ: Nếu chế biến thức ăn quá kỹ thì các vitamin B1 sẽ biến mất vì chúng là thành phần nhạy nhiệt. Đặc biệt các loại ngũ cốc nếu chế biến quá kỹ, quá nhiều thì sẽ giảm làm giảm từ 20-60% hàm lượng vitamin B1 cũng các loại dưỡng chất khoáng chất khác.

Vitamin B1với công dụng tuyệt vời có thể bạn chưa biết

Bài liên quan: Vitamin: Nhiều không tốt thiếu nguy hại như thế nào?

Yhocvn.net

adminyhoc

Recent Posts

SIBO và IBS: Phân biệt và Chẩn đoán với Trợ giúp của Chuyên gia và Xét nghiệm Hơi thở Hiện đại

Hội chứng ruột kích thích (IBS) đôi khi bị nhầm lẫn với tình trạng tăng…

1 hour ago

Bật mí cách nạp collagen tự nhiên cho da rất hiệu quả

Da căng mướt tự nhiên hãy thử áp dụng các cách nạp collagen tự nhiên…

8 hours ago

Các loại rau củ chứa penicillin cao nên ăn nhiều

Những loại rau củ dưới đây không chỉ giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất…

1 day ago

Ưu điểm của bấm huyệt trong điều trị đột quỵ

Đột quỵ là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng khuyết tật ở người…

2 days ago

Những yếu tố làm tăng nguy cơ đột quỵ não

Theo báo cáo thống kê của Bộ Y Tế, tỷ lệ bệnh nhân tai biến…

2 days ago

Dấu hiệu nhận biết đột quỵ trước 30 ngày

Theo báo cáo thống kê của Tổ chức Y Tế Thế giới (WHO), Việt Nam…

2 days ago